游客发表

【thứ hạng của rionegro águilas】Doanh nghiệp dệt may “ngán” Thông tư 37

发帖时间:2025-01-25 09:56:30

doanh nghiep det may ngan thong tu 37

Hoạt động sản xuất của Công ty MSA YB tại Tuyên Quang. (Ảnh: HỮU LINH)

“Phớt lờ” góp ý của DN

Năm 2009,ngánthứ hạng của rionegro águilas Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 32/2009/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may. Sau 6 năm thực hiện, Thông tư này đã phát sinh rất nhiều bất cập cho DN, đòi hỏi phải sửa Thông tư để tránh gây khó khăn cho DN, đồng thời thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết 19 theo hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Thông tư 37/2015/TT-BCT ra đời trong bối cảnh đó. Thế nhưng, Thông tư 37 của Bộ Công Thương chưa kịp đi vào thực hiện (thời gian có hiệu lực là 15-12-2015) thì đã gặp phải “phản ứng” gay gắt của DN lẫn giới chuyên gia, đặc biệt là nỗi thất vọng của cộng đồng DN dệt may.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, nhìn chung ban soạn thảo đã điều chỉnh sửa đổi Thông tư 32 theo hướng bài bản hơn, đầy đủ nội dung hơn nhưng khi các bản thảo đưa ra cho các bộ, ngành, hiệp hội DN tham gia góp ý thì nội dung của Thông tư 37 hoàn toàn khác với bản dự thảo làm cho các DN rất “lúng túng” trong việc tìm hiểu và thực hiện. Không những thế, các DN đều phản ánh còn rất nhiều vấn đề quy định của Thông tư 37 chưa rõ ràng và có xu hướng tăng thêm đối tượng và tăng thủ tục cho DN.

Cụ thể, phạm vi điều chỉnh có nêu rõ quy định mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyde và hàm lượng amin thơm… trong các sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Theo Thông tư 32, từ trước tới nay, loại hình gia công không phải kiểm tra và loại hình NK sản xuất XK thì DN trình hồ sơ cho cơ quan Hải quan kiểm tra tính phù hợp. Tuy nhiên, tại Thông tư 37, hình thức kiểm tra hồ sơ và kiểm tra xác suất được quy định áp dụng cho cả loại hình gia công và NK sản xuất XK. Cơ quan kiểm tra là tổ chức được Bộ Công Thương ra quyết định chỉ định và ủy quyền cho tổ chức tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước, không phải là cơ quan Hải quan như từ trước đến nay. Thậm chí theo quy định, DN phải thanh toán chi phí kiểm tra cho dù họ không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

Đại diện Tổng công ty May Nhà Bè tỏ ra bức xúc khi các góp ý của mình không được quan tâm. Thông tư 37 của Bộ Công Thương ra đời nhưng không cần quan tâm tới ý kiến của hiệp hội và DN. “Một thông tư sẽ bị vướng mắc ngay từ khi thực hiện? Các DN đâu có rảnh để làm cái việc là góp ý xong Bộ Công Thương không đoái hoài”, vị đại diện May Nhà Bè đặt câu hỏi.

Theo vị này, việc kiểm tra giảm tại điều 11 Thông tư 37, Bộ Công Thương giải thích thế nào về tiêu chí sản phẩm dệt may NK cùng một mặt hàng/mã hàng và tổ chức nào đứng ra phân định việc này, nhà cung cấp hay của nhà máy? Về nội dung kiểm tra hồ sơ tại điều 6, vải bán thành phẩm theo Bộ Công Thương là vải gì? sẽ Quy định nếu 10 lô trở lên trong 6 tháng liên tiếp thực hiện cùng một tổ chức sẽ được áp dụng chế độ kiểm tra hồ sơ? Vậy tổ chức nào sẽ đứng ra tiếp nhận hồ sơ - cơ quan Hải quan hay tổ chức giám định?

Chuyên gia “chê”

Đứng từ góc độ chuyên gia, ông Phạm Thanh Bình, nguyên Cục trưởng Cục giám sát quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, Thông tư 37 đã có một số sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi cho DN như giấy tờ giảm 50% so với Thông tư 32, nhiều hình thức kiểm tra với mức độ kiểm tra khác nhau, kích thước mẫu nhỏ hơn, công nhận nhãn sinh thái... Tuy nhiên, những sửa đổi này chủ yếu áp dụng cho những lô hàng nhỏ (không quá 3 loại hàng hóa và 2 sản phẩm/mỗi loại, có tần suất NK không quá 2 lần/tháng). Do vậy, ông Bình cho rằng, những sửa đổi này chưa tháo gỡ được những bất cập của Thông tư 32, thậm chí một số quy định của Thông tư 37 còn kém thuận lợi hơn so với thông tư cũ.

Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của Thông tư 37 là “quy định mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam” song nếu “chiếu” theo nội dung toàn thông tư thì lại áp dụng cho tất cả các mặt hàng. Hay Thông tư 37 có thêm hình thức kiểm tra xác suất nhưng khi thực hiện theo hình thức kiểm tra này và với quy định hàng hóa phải kiểm tra tại cửa khẩu NK sẽ phát sinh thêm chi phí lưu kho, lưu bãi cho DN. Ngoài ra, thủ tục trong Thông tư 37 vẫn giống như cũ, tức là theo phương pháp thủ công trả kết quả trực tiếp.

Cũng theo ông Bình, Thông tư 37 có nhiều nội dung không rõ, khó hiểu như sự khác nhau giữa kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm không rõ; hình thức kiểm tra xác suất chỉ quy định các trường hợp kiểm tra, mà không quy định cách thức kiểm tra thế nào dẫn tới rất dễ áp dụng tùy tiện… Trên thực tế, một trong những vướng mắc trong tổ chức thực hiện là mỗi nơi hiểu khác nhau, đây là một trong những thứ DN “sợ nhất”. Chính vì vậy sẽ dẫn tới mỗi địa phương sẽ có cách giải thích khác nhau và cách giải quyết khác nhau”, ông Bình nói.

Sửa!

Giải thích thắc mắc của các DN dệt may, đại diện cơ quan soạn thảo Thông tư 37 cho rằng, Thông tư 37 quy định đối tượng kiểm tra chỉ gồm các sản phẩm dệt may tiêu thụ nội địa, nhưng để chứng minh hàng NK không tiêu thụ nội địa thì mọi lô hàng NK đều phải kiểm tra. Ví dụ, tuy nguyên phụ liệu dệt may NK để gia công, sản xuất XK không thuộc đối tượng kiểm tra formaldehyt và amin thơm nhưng để chứng minh đây là loại hàng hóa không thuộc đối tượng kiểm tra, DN vẫn phải làm thủ tục kiểm tra đối với các loại hàng hóa này.

Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, giải pháp “bắt nhầm hơn bỏ sót” này không phù hợp bởi sự lo lắng này đã có giải pháp ngăn ngừa. “Hơn bất cứ ngành nào, ngành Hải quan rất chú ý quản lý loại hình XNK, Tổng cục Hải quan đã có giải pháp hiệu quả, áp dụng từ khi áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa XNK. Hiện tại, chương trình VNACCS/VCIS của Hải quan đã phân loại chi tiết tất cả các loại hình XNK hiện có ở Việt Nam, không sót một loại hình nào”, ông Bình cho hay.

Do vậy, ông Bình đề xuất, Bộ Công Thương sửa lại Thông tư theo hướng chia sản phẩm dệt may NK thành 2 loại và quy định cách thức quản lý đối với mỗi loại. Cụ thể, đối với sản phẩm dệt may NK để gia công, sản xuất XK hoặc để XK, không thuộc đối tượng kiểm tra formaldehyt và amin thơm. “Riêng việc phân loại này sẽ giảm 60-70% các trường hợp kiểm tra”, ông Bình khẳng định. Đối với sản phẩm dệt may NK để tiêu thụ nội địa, phải kiểm tra formaldehyt và amin thơm nhưng theo hướng khắc phục bất cập hiện hành: Thời điểm kiểm tra chỉ kiểm tra tại giai đoạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK là sản phẩm hoàn chỉnh, sử dụng trực tiếp, NK trên quy mô thương mại; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra với các mức độ kiểm tra khau với các hình thức kiểm tra; thủ tục đăng ký và trả kết quả kiểm tra qua mạng thông tin điện tử như yêu cầu của Nghị quyết 19.

Phúc đáp lại ý kiến của DN cũng như chuyên gia, vị đại diện của Bộ Công Thương khẳng định, Thông tư 37 chỉ quy định đối với hàng dệt may tiêu thụ tại nội địa. Đối với vấn đề trả kết quả qua mạng thông tin điện tử, khi xây dựng Thông tư Bộ Công Thương đã nghĩ đến nhưng khi đi khảo sát thực tế hạ tầng cơ sở về công nghệ thông tin còn yếu, nếu đưa vào quy định trong Thông tư thì không nên. Do vậy, Bộ Công Thương quy định không trả kết quả qua mạng mà trả trực tiếp. Nếu trong quá trình thực hiện, DN nâng cấp hệ thống cơ sở công nghệ thông tin thì Bộ Công Thương sẽ điều chỉnh. Với quy định kiểm tra giảm về số lượng mẫu mà không giảm tần suất theo vị này, sản phẩm dệt may có đặc thù mẫu mã thời trang, màu sắc thay đổi liên tục. Lô hàng đầu có thể đạt tiêu chuẩn nhưng đến lô hàng tiếp theo không ai đảm bảo là giống lô hàng trước và đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Do vậy, Bộ Công Thương không giảm tần suất kiểm tra. “Mục tiêu của Bộ Công Thương là hướng tới bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nên chỉ kiểm tra hàng NK về tiêu dùng ở thị trường trong nước”, vị đại diện Bộ Công Thương một lần nữa khẳng định và cho biết thêm “Có lẽ những vướng mắc sẽ được chỉnh sửa trong thông tư tiếp theo”(!?)

    热门排行

    友情链接