Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của thời đại khi tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt và ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Về nguyên tắc,êuchuẩnhỗtrợbatrụcộtcủapháttriểnbềnvữplay off hạng nhất anh phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Hiểu đơn giản, phát triển bền vững bao gồm “ba chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường. Nói về mối liên hệ giữa tiêu chuẩn và mục tiêu phát triển bền vững, ông Phùng Mạnh Trường – Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cho biết, tiêu chuẩn hỗ trợ ba trụ cột của phát triển bền vững. Đối với kinh tế, tiêu chuẩn thúc đẩy tính bền vững về kinh tế bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, cải thiện cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia của một quốc gia. Cơ sở hạ tầng chất lượng là hệ thống đóng góp vào các mục tiêu chính sách của chính phủ trong các lĩnh vực bao gồm phát triển công nghiệp, khả năng cạnh tranh thương mại trên thị trường toàn cầu, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người, an toàn thực phẩm, sức khỏe, môi trường và biến đổi khí hậu...) và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh bền vững. Đối với xã hội, tiêu chuẩn thúc đẩy tính bền vững xã hội bằng cách giúp các quốc gia và cộng đồng cải thiện sức khỏe và phúc lợi của công dân. Tiêu chuẩn này bao gồm mọi khía cạnh của phúc lợi xã hội, từ hệ thống chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm liên quan đến hòa nhập xã hội, khả năng tiếp cận. Đối với môi trường, tiêu chuẩn thúc đẩy tính bền vững của môi trường bằng cách giúp doanh nghiệp và quốc gia quản lý tác động môi trường của họ. Tiêu chuẩn đề cập đến các khía cạnh như triển khai hệ thống quản lý môi trường, đo lường và giảm phát thải khí nhà kính, tiêu thụ năng lượng và khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm. Tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ba trụ cột của phát triển bền vững. Ảnh minh họa. |