游客发表

【kqbd u20】Dự án thủy lợi Cái Lớn

发帖时间:2025-01-25 15:35:00

Với nhiều mục tiêu lớn đặt ra cho dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé nên chính quyền địa phương trong vùng dự án mong muốn sớm được triển khai. Tuy nhiên,ựnthủylợiCiLớkqbd u20 đi ngược với sự kỳ vọng đó là nhiều nhà khoa học lại tỏ ra quan ngại về tính khả thi nên dự án đang có những tranh luận trái chiều khi chuẩn bị đầu tư giai đoạn 1. 

Hàng năm, Hậu Giang thường tốn hàng chục tỉ đồng để thực hiện các đập thời vụ ngăn mặn.

Địa phương đồng ý

Trước tình hình biến đổi khí hậu, những năm gần đây, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những tỉnh thuộc vùng bán đảo Cà Mau, như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang thường bị nước mặn lấn sâu vào nội đồng làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Do đó, khi dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư giai đoạn 1 vào năm 2017 đã được các địa phương trong vùng dự án tỏ ra đồng tình cao. Bởi dự án đề ra 4 mục tiêu chính mà các địa phương đang cần là kiểm soát mặn, giải quyết mâu thuẫn giữa vùng nuôi trồng thủy sản ven biển với vùng sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn nước ngọt cho vùng ven biển để giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô và phòng, chống cháy rừng; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tăng cường khả năng thoát lũ và kết hợp phát triển giao thông, thủy lợi trong vùng.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hậu Giang, cho biết: Những năm gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, có thời điểm độ mặn đo được lên đến hơn 17‰ và nước mặn xâm nhập vào Hậu Giang chủ yếu từ Biển Tây đi qua sông Cái Lớn. Để ứng phó mặn, hàng năm nông dân và ngành chức năng của tỉnh phải đắp hàng trăm đập thời vụ, tốn kinh phí hàng chục tỉ đồng. Bên cạnh đó, do sự tranh chấp giữa mặn và ngọt nên Hậu Giang đang gặp khó trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành. Từ những khó khăn trên, Hậu Giang rất mong chờ dự án Cái Lớn - Cái Bé sớm được thực hiện để giúp người dân chủ động nguồn nước ngọt, an tâm tâm phát triển sản xuất.

Cùng đồng tình quan điểm với tỉnh Hậu Giang, ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho rằng: Việc đầu tư dự án Cái Lớn - Cái Bé có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh. Bởi, dự án sẽ góp phần khép kín toàn bộ hệ thống thủy lợi ven Biển Tây từ Cà Mau đến Hà Tiên, qua đó phát huy hiệu quả cho toàn khu vực theo những mục tiêu lớn mà dự án đề ra. Qua đây, mang lại tác động tích cực cho đời sống và sản xuất của người dân tỉnh Kiên Giang nói riêng và các tỉnh lân cận vùng bán đảo Cà Mau nói chung, đặc biệt là hai tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu. Chính vì vậy, qua khảo sát của ngành chức năng tỉnh thì dự án đang nhận được sự đồng tình cao từ người dân và các ngành chức năng địa phương.

Cũng theo ý kiến của một số địa phương, hiện nay biến đổi khí hậu không còn là dự báo, kịch bản nữa mà đã hiện hữu rõ nét bởi sự xâm nhập mặn, khan hiếm nước ngọt vào mùa khô và thời tiết khắc nghiệt, bất thường vào mùa mưa. Do đó, hơn ai hết, chính người dân và chính quyền địa phương đã và đang chịu ảnh hưởng mới hiểu được sự khó khăn về đời sống, sản xuất, sinh hoạt mỗi khi nước mặn từ 4-25‰ xâm nhập vào nội đồng. Và trong bối cảnh hạ tầng ở nhiều địa phương chưa được đầu tư đồng bộ, khép kín nên nhiều tỉnh vùng bán đảo Cà Mau chưa chủ động ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện tại nên đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề và sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Chính vì vậy, dự án Cái Lớn - Cái Bé được xem là giải pháp mang nhiều kỳ vọng cho người dân.   

Nhà khoa học quan ngại 

Nếu như chính quyền địa phương và người dân trong vùng dự án đã đồng ý và đang mong dự án sớm triển khai thì nhiều nhà khoa học, những chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực nghiên cứu sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long lại tỏ ra quan ngại về tính khả thi của dự án. Theo đó, có nhiều nhiều câu hỏi được nhà khoa học, chuyên gia đặt ra trước những mục tiêu lớn mà dự án đề ra. Chẳng hạn, nếu cho rằng dự án giải quyết mâu thuẫn giữa mặn - ngọt, nhưng liệu mặn - ngọt có là mâu thuẫn lớn đến mức cần thiết phải tiến hành một dự án thủy lợi có quy mô lớn nhất từ trước đến nay hay không? Ai cam kết là những dự báo về biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong thời gian tới là đúng và sẽ xảy ra? Việc chọn áp lực nước năm nào cho công trình là phù hợp, trong khi thiên nhiên luôn thay đổi và nếu sức ép nước tăng hơn dự kiến làm vỡ đập thì dự án có còn hiệu quả? Để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn, nhiều năm qua, các địa phương vùng bán đảo Cà Mau đã bỏ ra nguồn kinh phí không nhỏ để xây dựng nhiều công trình ngăn mặn nên khi xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé thì những công trình này sẽ không phát huy được tác dụng và sẽ trở thành lãng phí hay sao?...

Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Cần Thơ, lập luận: Thực tế cho thấy là ở những vùng có cống ngăn mặn, nguồn nước thường bị ô nhiễm rất nặng, khi đó nước và đất thiếu ôxy dẫn đến chất lượng thấp nên dần mất đi sự đa dạng của hệ sinh học, từ đó cây trồng, vật nuôi kém phát triển và dẫn đến chuyện nông dân liên tục chặt bỏ cây trồng cũ để trồng lại cây mới. Đến một lúc nào đó, việc sản xuất của bà con không còn mang lại hiệu quả thì nông dân sẽ bỏ quê lên các thành phố lớn làm công nhân, khi đó sẽ xảy ra bất ổn xã hội. Một hệ lụy khác là khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm, người dân không sử dụng được thì sẽ chuyển sang khai thác mạch nước ngầm nhiều hơn, trong khi đây là vấn đề mà bấy lâu nay chúng ta khuyến cáo hạn chế.

Cùng quan điểm, tiến sĩ Dương Văn Ni, Trường Đại học Cần Thơ, thông tin: “Tôi đã từng chứng kiến cảnh người nông dân tay cầm leng, cuốc kéo nhau đi đắp đê ngăn mặn để trồng lúa. Rồi cũng những nông dân ấy lại cầm chính những dụng cụ đó đi phá đập lấy nước mặn nuôi tôm và việc làm này cứ lặp đi lặp lại nên cứ nhìn từ góc độ nhỏ mà có thể suy ra công trình lớn sắp được đầu tư. Riêng nhìn nhận của tôi là vùng này thiếu sự đa dạng về cây trồng, vật nuôi, chứ không mâu thuẫn giữa mặn - ngọt. Nếu chúng ta nhìn thấu đáo thì sẽ giải quyết vấn đề một cách căn cơ hơn, thay vì làm những công trình có quy mô lớn để rồi hối tiếc về sau khi không mang lại hiệu quả.

Nói về quan điểm của mình liên quan đến dự án, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Chủ nhiệm chương trình điều tra cơ bản ĐBSCL, bộc bạch: “Tôi đồng ý là cần phải có những giải pháp phòng ngừa hiện tượng thời tiết cực đoan, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu nhưng tôi ủng hộ những giải pháp, biện pháp phi công trình hơn. Do đó, tôi đề nghị tỉnh Kiên Giang nên tổ chức cuộc hội thảo về các biện pháp phi công trình trong tình hình biến động như hiện nay để có cái nhìn tổng thể hơn về các biện pháp ứng phó, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất”.

Ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng: Cũng như các công trình thủy lợi khác, bên cạnh những mặt tích cực mang lại thì dự án cũng có những mặt đáng lo ngại mà trong thời gian qua đã có nhiều chuyên gia, nhà khoa học có ý kiến. Đây cũng chính là lý do dù dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được phê duyệt chủ trương đầu tư hơn một năm qua nhưng đến nay vẫn chưa thi công mà vẫn tiếp tục tham vấn ý kiến của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cùng với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong đầu tư xây dựng và quy trình vận hành cống một cách khoa học, hợp lý; cùng với các giải pháp khắc phục những bất lợi của dự án thông qua các ý kiến đóng góp sâu sắc của chuyên gia, nhà khoa học thì chúng ta tin tưởng rằng các tác động có thể xảy ra của dự án sẽ được giảm thiểu ở mức thấp nhất và hiệu quả tích cực được phát huy tốt nhất, đáp ứng 4 mục tiêu trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho dự án.  

Tổng diện tích đất tự nhiên trong vùng dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là 909.248ha, thuộc địa bàn 6 tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ, với tổng dân số khoảng 3,7 triệu người, chiếm 20,6% dân số vùng ĐBSCL. Thực hiện giai đoạn 1, dự án sẽ phục vụ sản xuất cho người dân chủ yếu ở 3 tỉnh là Hậu Giang, Kiên Giang và Bạc Liêu, với tổng kinh phí hơn 3.300 tỉ đồng. 

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

    热门排行

    友情链接