【lich bong đa anh】Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Cần có giải pháp và chính sách cho phát triển chế biến sâu sản phẩm từ lúa gạo, từ đó tăng tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm chế biến. Ảnh: Nguyễn Hiền
Cần có giải pháp và chính sách cho phát triển chế biến sâu sản phẩm từ lúa gạo, từ đó tăng tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm chế biến. Ảnh: Nguyễn Hiền

Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 4 năm thực hiện (2016-2020), dù diện tích giảm nhưng sản lượng lúa gạo vẫn duy trì ổn định 43-44 triệu tấn/năm, góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng nguồn cung trong nước và xuất khẩu hàng năm trên 6 triệu tấn gạo.

Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu lúa gạo đã tăng trưởng rõ sau thực hiện tái cấu trúc. Giá gạo bình quân của Việt Nam đã bắt kịp giá gạo xuất khẩu của các nước xuất khẩu top đầu như Thái Lan, Ấn Độ, có thời điểm vượt trên giá gạo Thái Lan sau nhiều năm luôn ở mức dưới giá gạo nước này.

Cơ cấu giống lúa cũng có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ lệ giống lúa chất lượng cao, lúa thơm tăng nhanh vượt định hướng của đề án. Đặc biệt sự chuyển đổi nhanh từ giống có phẩm chất gạo trung bình sang giốn có chất lượng cao, giống lúa thơm, từ 51% năm 2015 lên 65% năm 2019, góp phần đáp ứng thị trường và nâng cao giá trị cho hạt gạo Việt Nam.

Về mức độ tổn thất sau thu hoạch, tại ĐBSCL là 8,8% và tại Đồng bằng sông Hồng là 9,7%, vượt qua mục tiêu 10% của đề án. Những năm trước, mức tổn thất chung sau thu hoạch là 13-14%. Nhờ các yếu tố trên, lợi nhuận của người trồng lúa tăng lên, đạt tới 75% do được mùa, được giá, nhất là nhóm gạo thơm. Trong khi mục tiêu của đề án đưa ra chỉ ở mức 30%.

Về xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, từ năm 2018, Việt Nam đã xây dựng được logo và đưa vào sử dụng cùng với quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, ban hành các TCVN về gạo trắng, gạo thơm, QCVN về xay xát, đang xúc tiến đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu gạo “Vietnam rice” tại các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Gạo Việt Nam đã bắt đầu có thương hiệu trên chợ quốc tế, có 3 giống nhóm gạo thơm đạt giải nhất, nhì và ba gạo ngon thế giới. Thị trường tiếp tục được đa dạng hóa và mở rộng, cùng với các giải pháp đáp ứng hàng rào kỹ thuật về sản phẩm gạo của các nước nhập khẩu.

Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, 20% lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến thời điểm 2020, chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam.

Theo Cục Trồng trọt, nguyên nhân của vấn đề này là do việc cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn sử dụng logo và thương hiệu gạo Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Song theo quyết định của Bộ Nội vụ thì chức năng nhiệm vụ thì Hiệp hội Lương thực Việt Nam chưa có chức năng giám sát và cấp chứng nhận, hơn nữa đây lại là thủ tục hành chính.

Cũng theo báo cáo của Cục Trồng trọt, mặc dù đã có nhiều cải thiện song sản xuất lúa gạo của Việt Nam vẫn thiếu bền vững, giá trị xuất khẩu không ổn định, giá gạo của Việt Nam về dài hạn vẫn thua kém gạo cùng cấp của Thái Lan. Tiêu thụ lúa nguyên liệu, cánh đồng liên kết, vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đồng lớn đạt tỷ lệ chưa cao, diện tích mới được trên nửa triệu ha. Việc tiêu thụ lúa nguyên liệu phần lớn vẫn dựa vào thương lái, giá cả bấp bênh, rủi ro cao, độ đồng nhất thấp đã ảnh hưởng đến chế biến và chất lượng, uy tín khi xuất khẩu.

Góp ý cho đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, đại diện Cục Trồng trọt đề xuất cần có giải pháp và chính sách cho phát triển chế biến sâu sản phẩm từ lúa gạo, giảm xuất khẩu dạng nguyên liệu, tăng tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ cao cấp đến phổ thông như dầu gạo, bánh gạo, bột gạo, các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng từ gạo, mỹ phẩm từ gạo…

Bên cạnh đó, cần hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo thiết lập sự hiện diện thương mại trực tiếp ở các thị trường nước ngoài. Các thương vụ ở nước ngoài có thể là nơi trưng bày sản phẩm gạo Việt Nam và hỗ trợ nhóm doanh nghiệp thành lập kho chứa và phân phối trực tiếp.

Ngoài ra, nên để các doanh nghiệp nhỏ tự xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam với khối lượng nhỏ để doanh nghiệp có thể khai phá các thị trường khó tính, thị trường ngách.

La liga
上一篇:Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
下一篇:Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023