欢迎来到88Point

88Point

【lịch j league】Giá xăng tăng gây sức ép lớn lên mặt bằng giá

时间:2025-01-26 06:18:36 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)

Giá cả cơ bản ổn định,áxăngtănggâysứcéplớnlênmặtbằnggiálịch j league ngoại trừ giá xăng “nhảy múa”

Theo Bộ Tài chính, qua theo dõi, nắm bắt diễn biến giá cả thị trường tại các địa phương cho thấy, về cơ bản diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng tiêu dùng những ngày trước, trong và sau tết không có biến động bất thường, một số mặt hàng thiết yếu phục vụ tết tăng theo quy luật hoặc theo diễn biến giá thế giới. Hầu hết các địa phương trong cả nước đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa chuẩn bị Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Giá xăng tăng gây sức ép lớn lên mặt bằng giá

Mặt hàng thực phẩm tươi sống trước tết do nguồn cung dồi dào và mức giá tương đối ổn định hoặc tăng giá nhẹ. So với ngày thường, giá thịt bò tăng khoảng 10.000 – 20.000 đ/kg tùy từng thị trường địa phương do nhu cầu tăng; giá gà sống tăng khoảng 10.000 – 30.000 đ/kg; giá lợn hơi ổn định so giai đoạn trước tết kéo theo giá thịt lợn thành phẩm cũng không có biến động lớn. Giá thực phẩm tại các điểm bán hàng bình ổn vẫn ổn định và thấp hơn so với giá thị trường.

Giá bán các mặt hàng rau củ, trái cây tại các địa phương thời điểm trước tết cơ bản ổn định thậm chí giảm nhẹ so với thời điểm trước do cung khá dồi dào. Tuy nhiên sang đến ngày mùng 4 tết, giá rau tươi tại miền Bắc có biến động tăng do nhu cầu người dân tăng cũng như thời tiết chuyển lạnh sâu tại miền Bắc. Theo đánh giá, đây chỉ là biến động cục bộ và giá rau tươi sẽ sớm trở lại giá ngày thường sau các ngày tới khi cung cầu ổn định.

Thận trọng trong điều hành
ngay từ đầu năm

Trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng sau tết, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung kiểm soát giá cả thị trường.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công thương cần chủ động nắm bắt diễn biến giá xăng dầu thế giới sau tết để có phương án điều hành phù hợp, hạn chế tác động mạnh đến thị trường trong nước và bảo đảm dư địa kiểm soát lạm phát cả năm. Đồng thời, cần tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá tiếp tục điều hành thận trọng, để đảm bảo dư địa điều hành cho CPI cả năm.

Đáng chú ý, giá dịch vụ vận tải do nhu cầu đi lại ít và tâm lý phòng chống dịch bệnh nên cơ bản ổn định, trong tầm kiểm soát của các địa phương. Trước diễn biến giá xăng dầu có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố đã triển khai các biện pháp nhằm tăng cường quản lý giá cước vận tải trên địa bàn. Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán, một số đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện kê khai tăng giá phụ thu chiều rỗng một chiều. Do tác động của dịch Covid-19, nhiều người dân không về quê ăn tết hoặc đi xe riêng, cũng như đã về từ những ngày trước nên nhu cầu đi lại giảm xuống, lượng khách tại các bến xe trung tâm khá ít.

Đáng lo ngại nhất là giá xăng dầu - mặt hàng đầu vào của nền kinh tế. Được điều chỉnh vào ngày 11/2, giá xăng tăng 976 đồng/lít (xăng E5RON92) và tăng 962 đồng/lít (xăng RON95-III)... Đây là đợt tăng thứ ba liên tiếp của giá xăng từ đầu năm nay.

Giá xăng dầu trong nước tăng là do giá thế giới tăng. Đến ngày 11/2, bình quân xăng RON 92 có giá 102,419 USD/thùng, giá xăng RON 95 ở mức 104,605 USD/thùng, tăng 6,5% so với kỳ điều chỉnh trước đó. Đáng lo nhất là giá xăng dầu thế giới hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Lên phương án ứng phó kìm đà tăng lạm phát

Trước diễn biến phức tạp của giá một số mặt hàng là đầu vào nền kinh tế trong đó có giá xăng dầu, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã có công văn số 1076/BTC-QLG gửi các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội và tập đoàn, tổng công ty về tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác quản lý giá. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị cần theo sát diễn biến cung cầu để có phương án điều hành, kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm.

Theo Cục Quản lý giá, trên cơ sở tình hình diễn biến giá cả thị trường trước và trong tết và giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng cao tác động đến giá bán lẻ trong nước..., Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh triển khai công tác quản lý, điều hành giá sau dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, các bộ ngành, địa phương cần chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu trong thời điểm sau tết, nhất là đối với các mặt hàng có nhu cầu tăng cao như dịch vụ vận tải, du lịch tại điểm vui chơi, tham quan, lễ hội và mặt hàng hiện đang có xu hướng tăng giá như xăng dầu, vật liệu xây dựng phục vụ các công trình trọng điểm... Trên cơ sở đó, các bộ ngành, địa phương chủ động tăng cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá, góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát trong quý I và cả năm 2022.

Riêng đối với giá các mặt hàng xăng dầu và LPG, Cục Quản lý giá nhận định, giá xăng dầu đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới. Trong kỳ điều hành ngày 11/2/2022, giá xăng dầu dự báo chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá thế giới. Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất. Bên cạnh đó, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư vẫn chịu áp lực lớn từ xu hướng tăng giá trên thế giới. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế cũng sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng giá cả.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, xăng dầu tăng giá ngay từ đầu năm sẽ gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất nói riêng. Những lo ngại tác động tới lạm phát là có cơ sở khi xăng dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giá cả thị trường. Do đó, liên Bộ Công thương- Tài chính cần tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá đối với mặt hàng quan trọng này.

Dự báo giá xăng dầu thế giới có thể tiệm cận 3 con số

Trên thực tế, giá dầu thế giới năm 2021 đã tăng 50% so với năm 2020. Theo dự đoán của giới chuyên gia, giá xăng dầu năm 2022 có thể tiệm cận 3 con số. Một báo cáo của ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase dự báo giá dầu có thể giữ đà tăng mạnh mẽ, lên mức 125 USD/thùng trong năm 2022 và 150 USD/thùng năm 2023, sau khi Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) và hãng tin Bloomberg cùng cắt giảm dự báo về công suất khai thác dầu của OPEC trong năm nay.

Theo chuyên gia của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), giá dầu năm 2022 có thời điểm có thể vượt mức 100 USD/thùng, nhất là trong giai đoạn của quý I và đầu quý II khi tình hình dịch bệnh được cải thiện, cũng như dự trữ dầu thô tại các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc, EU có thể sụt giảm nhanh. Hiện lượng dầu thô dự trữ của Mỹ chỉ hơn 500 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, nửa sau của năm 2022, giá dầu sẽ ở mức độ ổn định hơn, vì vậy, giá dầu thô khi đó có thể dao động ở mức trên 78 USD/thùng hoặc có thể cao hơn một chút.

Đây cũng là thách thức trong điều hành, quản lý giá trong năm nay. Tuy nhiên, về cơ bản, theo các chuyên gia kinh tế, với kinh nghiệm ứng phó và bản lĩnh trong điều hành giá cả thị trường những năm qua, đặc biệt là vai trò của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, dù có khó khăn, thì mục tiêu kiểm soát lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Mặc dù vậy, không thể chủ quan trong điều hành, bởi trước diễn biến tăng của mặt hàng là đầu vào của nền kinh tế như xăng dầu.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: