【kqbd c1 nam my】Doanh nghiệp đối mặt khó khăn về lao động hậu Covid

时间:2025-01-25 15:10:14来源:88Point 作者:La liga
doanh nghiep doi mat kho khan ve lao dong hau covid 19Một số doanh nghiệp thép vươn lên trong khó khăn
doanh nghiep doi mat kho khan ve lao dong hau covid 19Doanh nghiệp dầu khí trước khó khăn kép
doanh nghiep doi mat kho khan ve lao dong hau covid 19Đối mặt khó khăn kép,ệpđốimặtkhókhănvềlaođộnghậkqbd c1 nam my thị trường hồ tiêu tiếp tục u ám
doanh nghiep doi mat kho khan ve lao dong hau covid 19
Hoạt động quản trị nhân sự của các doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi. Ảnh minh họa

Cố gắng giữ chân người lao động

Theo Tổng cục Thống kê, tính tới giữa tháng 4, có gần 5 triệu người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất với 1,2 triệu lao động. Đứng thứ hai là ngành bán buôn, bán lẻ với 1,1 triệu lao động; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống với 740.000 lao động. Trong tổng số 5 triệu lao động bị ảnh hưởng, có 59% là tạm nghỉ việc, 28% là giãn việc hoặc nghỉ luân phiên, 13% là mất việc.

Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội May thêu đan Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Viet Thang Jeans cho biết, sau khi nguồn cung bị đứt từ Trung Quốc, các doanh nghiệp trong ngành dệt may tiếp tục gặp khó khăn với việc bị tạm hoãn, đình trệ đơn hàng tại thị trường EU và Mỹ. Hiện nay, Viet Thang Jeans vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, tuy nhiên, doanh nghiệp áp dụng cho một ca nghỉ, một ca làm, luân phiên nhau. Để giữ chân người lao động trong khó khăn này, khoảng 50% doanh nghiệp dệt may trong hội đã chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ lao động. Mục đích chính là chỉ để giải quyết tình trạng người lao động đang không có việc làm hiện nay.

“Doanh nghiệp chủ yếu cố gắng đầu tư công nghệ theo hướng công nghiệp 4.0, tuy nhiên hoạt động ngành này cũng phải sử dụng nhiều công nghệ truyền thống cần lao động. Do đó, nếu lao động nghỉ 20-30% thì năng suất doanh nghiệp sẽ bị giảm khoảng 50-60%”, ông Việt cho biết thêm.

Xây dựng nhiều kịch bản

Cho biết rõ hơn về bức tranh nhân sự, bà Tiêu Yến Trinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Talentnet cho biết, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc quản lý các chi phí và giữ chân được người lao động cũng như các chi phí về vận hành và nhân sự có liên quan. Theo đó, hoạt động quản trị nhân sự của các doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi.

“Việc xây dựng kịch bản về nhân sự đóng vai trò rất quan trọng, việc tuyển dụng nhân sự sau dịch vừa khó vừa dễ. Bởi sự thuận lợi sẽ đến từ nguồn ứng viên dồi dào (do lượng người lao động mất việc tăng), thái độ và sự cầu thị của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng sẽ tốt hơn trước đây. Tuy nhiên, cái khó là doanh nghiệp nhà tuyển dụng cần có một kế hoạch tổng thể với sự phân bổ nguồn lực hợp lý, cụ thể thì mới có thể tận dụng được cơ hội từ thị trường nhân lực. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng hậu đại dịch cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Những vị trí nhân sự để đáp ứng xu hướng chuyển đổi hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp từ truyền thống (offline) lên trực tuyến (online) hay xu hướng số hóa sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng nguồn cung trên thị trường chưa thể đáp ứng kịp”, bà Tiêu Yến Trinh cho biết thêm.

Cũng theo bà Trinh, trong làn sóng dịch chuyển đầu tư, đặc biệt là khi Việt Nam đang được đánh giá rất tốt trên thị trường quốc tế, trong thời gian tới sẽ có nhiều nhà đầu tư đến mở nhà máy, cơ sở sau khi Việt Nam đã thực hiện rất tốt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng của một số ngành nghề đặc thù vẫn rất cao. Chính vì vậy, một kịch bản về nhân sự không chỉ trong mà hậu dịch Covid-19 sẽ luôn cần thiết cho doanh nghiệp, từ đó sẽ tránh được việc gây hoang mang cho người lao động, thể hiện sự không định hướng của tổ chức.

Hiện nay xu hướng chuyển dịch vị trí công việc đang được diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp bán lẻ, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản... Theo đó, các nhân viên bộ phận vận hành chính sẽ được đào tạo để chuyển đổi thành bộ phận bán hàng. Các khoản thu nhập cố định của người lao động cũng sẽ giảm dần và được thay thế bằng thu nhập kinh doanh.

Đứng ở góc độ là người phụ trách nhân sự của doanh nghiệp, bà Cấn Thu Hà, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nam Dương cho rằng, việc doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực chờ dịch kiểm soát được tốt sau đó sẽ đào tạo chuyên sâu rồi mới tuyển dụng thêm các vị trí cần có nguồn nhân lực cao là bước đi khôn ngoan cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng hay tuyển dụng thêm nhân sự hiện nay.

相关内容
推荐内容