【kq bd tbn】Ngành Tài chính đã cắt giảm được 2.985 đầu mối đơn vị hành chính
Bộ Tài chính phấn đấu tinh giản ít nhất 10% biên chế của cả giai đoạn 2015 - 2021 | |
Sắp xếp bộ máy và đẩy mạnh tự chủ để cắt giảm chi thường xuyên | |
Kho bạc Nhà nước từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy |
Các đơn vị của Bộ Tài chính đều đang tích cực thực hiện cải cách bộ máy. Ảnh: T.L. |
TheànhTàichínhđãcắtgiảmđượcđầumốiđơnvịhànhchíkq bd tbno thống kê, tính từ ngày 1/1/2018 đến nay, Bộ Tài chính đã rà soát, sắp xếp bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, cắt giảm được 2.985 đầu mối đơn vị hành chính, qua đó giảm trên 2.044 công chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp tổ/đội trở lên.
Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống thuế đã sắp xếp, hợp nhất 565 chi cục thuế trực thuộc 63 cục thuế để thành lập 269 chi cục thuế khu vực, giảm 296 chi cục thuế. Số chi cục thuế còn lại hiện nay là 415 chi cục.
Với kết quả này, việc cải cách của hệ thống thuế đã đạt 102% kế hoạch về số lượng và vượt thời gian trước 10 tháng theo Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 520/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc Bộ như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan cũng đã thực hiện rà soát, cắt giảm các đơn vị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Các đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm 9 đơn vị (từ 36 đơn vị xuống còn 27 đơn vị) do sáp nhập, giải thể để giảm 2 đơn vị sự nghiệp thuộc bộ; giải thể 6 đơn vị sự nghiệp thuộc cục thuộc Bộ; giải thể 1 đơn vị sự nghiệp thuộc cục thuộc tổng cục thuộc Bộ.
Việc cắt giảm các đơn vị hành chính cũng như biên chế sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tiếp theo.
Được biết, riêng năm 2019, cả nước đã cắt giảm khoảng 10.000 tỷ đồng dự toán chi thường xuyên so với dự toán năm 2018 do thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy và đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương.
Chia sẻ trên nghị trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính từng nhiều lần nhấn mạnh, con số giảm trong 5 năm qua khoảng 27 - 28 nghìn tỷ đồng. Nguồn tiết kiệm trong chi thường xuyên dành chi tăng lương và chi cho an sinh xã hội.
Không chỉ trong chi tiêu hàng năm, việc xây dựng dự toán chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó, cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội.