Có 14 công ty sản xuất,ảnphẩmđượccấpgiấychứngnhậntúinilonthânthiệnmôitrườđội hình fc köln gặp borussia mönchengladbach trong đó 5 công ty sở hữu 10 nhãn hiệu túi nilon là túi nhựa tự phân hủy sinh học Vafaco và túi nilon thân thiện môi trường Vafaco; túi nilon tự hủy sinh học Tân Chí Thành và túi nilon thân thiện môi trường Tân Chí Thành; túi nilon tự hủy sinh học Alta và túi nilon Alta; túi nilon tự phân hủy sinh học Tân Thuận Thiên và túi nilon thân thiện với môi trường Tân Thuận Thiên; túi nilon Opec và túi nilon thân thiện môi trường Opec. Sản lượng của 14 công ty này từ 11.000 -14.000 tấn/năm. Các công ty này chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai. Công ty cổ phần nhựa OPEC ở huyện Văn Lâm, tỉnh Nam Định. Các phòng thử nghiệm đã và đang thực hiện thử nghiệm khả năng tự phân hủy sinh học của sản phẩm đăng ký gồm phòng thử nghiệm Smither Rapra (Vương quốc Anh), Quatest 3 (Việt Nam), Shriram Scientific (Ấn Độ), Badan Pengkajian Dan Penerapan Technology (Indonesia), OWS (Vương quốc Bỉ), phòng thử nghiệm SP (Thụy Điển). Mỗi năm, thế giới dùng hàng tỷ túi nilon sử dụng 1 lần. Các quốc gia khác nhau có mức độ sử dụng khác nhau, nhưng toàn bộ thế giới phải cam kết giảm mức sử dụng này. Ở Việt Nam, theo Viện Chiến lược và Chính sách về tài nguyên và môi trường, trung bình mỗi ngày 1 gia đình dùng 4 túi nilon. Đáng chú ý, chỉ có 17% được tái sử dụng. Thống kê từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam thì năm 1990, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 3,8 kg nhựa mỗi năm, nhưng 25 năm sau, con số này gấp hơn 10 lần. Để giảm lượng túi nilon, các chuyên gia môi trường kiến nghị cần xây dựng cơ chế chính sách để tạo lập thị trường tiêu thụ các loại túi nilon thân thiện môi trường, trong đó cần tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon khó phân hủy; đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện nền kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, các cấp có liên quan cần ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thúc đẩy phát triển thị trường trao đổi sản phẩm phụ, sản phẩm thải bỏ để kết nối chuỗi giữa thải bỏ - tái chế - tái sử dụng để rác thải, chất thải trở thành tài nguyên thứ cấp trong hệ thống vòng kín của chu trình sản xuất mới. Trên thế giới, các lệnh cấm hoặc tăng phí môi trường được áp dụng tại nhiều quốc gia. Sớm nhất là ở Đan Mạch bắt đầu từ năm 1993, làm cho việc sử dụng túi nilon giảm 60% khá nhanh chóng. Ở Ireland năm 2002, với việc người tiêu dùng phải bỏ tiền mua túi nilon đã giảm 90% lượng túi được sử dụng và lượng rác thải nhựa cũng giảm đáng kể. Theo TTXVN |