Cổ phiếu thép,ổphiếuthépđồngloạtđảochiềuxuốnggiákq latvia ngân hàng bị chốt lời Cổ phiếu thép và cổ phiếu ngân hàng là hai nhóm “nóng" nhất gần đây. Cổ phiếu ngân hàng hút dòng tiền khổng lồ, còn cổ phiếu thép “cưỡi sóng” giá thép tăng chóng mặt. Cổ phiếu thép có mức tăng giá đáng kể trong thời gian gần đây, thậm chí lọt vào nhóm tăng giá tốt nhất. HPG từ đầu tháng 4/2021 đến hôm qua tăng giá 34,6%, từ đầu tháng 2/2021 tăng 64,3%. HSG từ đầu tháng 2 tăng 78,2% và từ đầu tháng 4 tăng 38%. Những mã thép nhỏ hơn cũng không tệ, ví dụ NKG tăng 122,2% từ đầu tháng 2... Cơn sốt giá thép là một trong những yếu tố hỗ trợ giá của nhóm cổ phiếu này. Lợi nhuận quý 1 tích cực cũng là yếu tố xác nhận các doanh nghiệp thép hưởng lợi từ doanh số và giá bán. Xu hướng tăng giá của cổ phiếu thép cũng rất rõ ràng, nên một phiên sụt giảm như hôm nay cũng không làm tổn hại gì nhiều. Tuy nhiên, phiên giảm đồng loạt cho thấy nhà đầu tư có tâm lý chốt lời rõ ràng. HPG đóng cửa hôm nay giảm 1,59% và giảm từ đỉnh trong phiên khoảng 2,05%. Thanh khoản tiếp tục cực cao với gần 29,6 triệu đơn vị tương đương 1.852 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng rất lớn với -226 tỷ đồng ròng. Dù vậy chính nhà đầu tư trong nước mới là những người xả HPG nhiều nhất, khi chiếm 13,3% khối lượng giao dịch. HSG cũng quay đầu sụt giảm rất mạnh 3,7%. Đây là mức giảm một ngày mạnh nhất 11 phiên. Trong 11 phiên gần đây giá HSG tăng 33,6%. Điều đó nghĩa là nhà đầu tư ngắn hạn lẫn trung hạn đều đang có lãi rất lớn. Lượng giao dịch của HSG phiên này cũng lên cao kỷ lục kể từ tháng 9 năm ngoái. Nếu tính theo giá trị thì 996,5 tỷ đồng giao dịch phiên này là cao chưa từng thấy trong lịch sử HSG. Cổ phiếu ngân hàng cũng nhóm suy yếu đáng kể hôm nay khi bị xả nhiều. CTG đóng cửa giảm 1,34%, HDB giảm 2,6%, MBB giảm 1,51%, TCB giảm 2,29%. Tuy vậy VIB, BID, STB vẫn tăng khá tốt. Đặc biệt VPB và STB ghi nhận mức thanh khoản rất cao. Nhóm blue-chips hôm nay bất ngờ là các cổ phiếu yếu nhất. VN30-Index đóng cửa giảm 0,84% và nhất là số lượng cổ phiếu giảm giá áp đảo, gấp 3 lần số tăng. Chỉ số này cũng kém nhất trong số các chỉ số khác, Midcap còn tăng 1,02%, Smallcap cũng tăng 0,74%. Thậm chí thanh khoản của VN30 cũng giảm 15%. Dòng tiền chuyển hướng? Trong khi VN30 giảm giao dịch, các cổ phiếu vừa và nhỏ bất ngờ tăng giao dịch. Giá trị khớp lệnh của rổ VNMidcap phiên này bất ngờ lên tới 4.882 tỷ đồng, cao hơn hôm qua 29%, thậm chí là mức cao nhất 14 phiên. Smallcap cũng tăng giao dịch khoảng 8%, với 1.914 tỷ đồng. Đây cũng là mức giao dịch cao nhất 12 phiên. Dòng tiền có dấu hiệu chuyển hướng khỏi nhóm cổ phiếu blue-chips có thể không phải là bất ngờ. Nhóm này sinh lời khá nhất 2 tuần qua, ít nhất là tốt hơn phần lớn cổ phiếu nhỏ. Hôm nay áp lực chốt lời ở blue-chips là rõ ràng, khi giá đồng loạt giảm. Ngược lại cổ phiếu ở hai nhóm còn lại giữ giá khá tốt. Cụ thể, nhóm Midcap vẫn có 42 mã tăng và 20 mã giảm; Smallcap có 98 mã tăng và 51 mã giảm. Có thể thấy hiện tượng phân hóa vẫn xảy ra, nhưng số lượng bên tăng vẫn nhiều hơn. Thanh khoản chung của thị trường hôm nay vẫn duy trì khá tốt, hai sàn khớp lệnh 23.058 tỷ đồng, chỉ giảm 3,2% so với hôm qua. Nguyên nhân một phần là nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ sàn HSX tăng giao dịch, một phần là sàn HNX cũng tăng thanh khoản khoảng 4%. HNX cũng chủ yếu là các cổ phiếu vừa và nhỏ. Nhà đầu tư nước ngoài là yếu tố không ổn định khi lại bán ròng phiên này. Thêm 294,4 tỷ đồng bị rút ròng khỏi sàn HSX, khoảng 19 tỷ đồng bán ròng sàn HNX và Upcom được mua ròng 27 tỷ đồng. Như vậy sàn giao dịch chính là HSX vẫn trong xu hướng bán ròng liên tục. Mới từ đầu tháng 5 trở lại đây khối này đã rút ròng thêm hơn 3.200 tỷ đồng.
Khánh Nhi |