Nhiều mô hình công dân học tập đã tạo hiệu ứng tích cực trong trường học (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)
Thời gian qua,ôhìnhcôngdânhọctậpthíđiểmđểnhânrộkết quả chung kết cúp c2 nhiều mô hình học tập của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt và vượt các chỉ tiêu trong xây dựng phong trào học tập suốt đời. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 54,1% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình học tập”; 34,8% dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”; 69,5% số thôn, tổ dân phố đạt “Cộng đồng học tập”; 81,5% cơ quan, trường học, doanh nghiệp ở các xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”. Nổi lên có các huyện Nam Đông, Quảng Điền và Phú Lộc.
Đây là cơ sở quan trọng để toàn tỉnh triển khai thí điểm mô hình “Công dân học tập” với mục tiêu đưa phong trào xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả thiết thực. Việc thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập” được thực hiện theo 3 nhóm đối tượng: Nông dân và lao động nông thôn; công nhân và lao động tiểu thủ công, thợ sửa chữa thiết bị gia dụng (gọi tắt là công nhân); trí thức (cán bộ, công chức, viên chức) trình độ cao đẳng trở lên.
Hội Khuyến học tỉnh tổ chức tập huấn, phổ biến kế hoạch, kỹ năng xác định, triển khai thí điểm bộ tiêu chí đánh giá mô hình “Công dân học tập” cho các đơn vị. Bộ tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” gồm ba nhóm năng lực cốt lõi: Năng lực tự học và học tập suốt đời; năng lực sử dụng những công cụ tương tác; năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội. Hội Khuyến học các huyện, thị và thành phố triển khai mô hình thí điểm áp dụng đối tượng “Công dân học tập” theo loại hình phù hợp với địa phương; các chi hội trực thuộc Tỉnh hội triển khai thí điểm đối với công chức, viên chức theo bộ tiêu chí dùng cho người có trình độ cao đẳng trở lên.
Quảng Điền là một trong những lá cờ đầu trong phong trào khuyến học ở Thừa Thiên Huế. Mô hình “Công dân học tập” huyện Quảng Điền được triển khai thí điểm từ tháng 1/2021 với 141 người tham gia ở 3 đơn vị tổ dân phố Thạch Bình (thị trấn Sịa), thôn Bao La Đức nhuận (xã Quảng Phú) và thôn Thanh Hà (xã Quảng Thành). Ở mô hình dòng họ, huyện có 3 dòng họ gồm họ Bùi (tổ dân phố Thạch Bình, thị trấn Sịa), họ Hoàng (thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú) và họ Nguyễn Duy (thôn Thanh Hà, xã Quảng Thành).
Sau khi được Hội Khuyến học huyện chọn là địa bàn thực hiện thí điểm các mô hình “Công dân học tập”, Hội Khuyến học các xã, thị trấn đã chủ động tham mưu kịp thời với cấp ủy, chính quyền các văn bản chỉ đạo của và đã làm tốt công tác tuyên truyền rộng rải tới cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng thí điểm mô hình “Công dân học tập”. Hội cũng tổ chức hội nghị triển khai phổ biến kế hoạch, hướng dẫn kỹ năng xác định, chấm điểm tiêu chí đánh giá công dân học tập cho các đơn vị và gia đình được chọn làm thí điểm theo Bộ tiêu chí đánh giá của Hội khuyến học Việt Nam. Quá trình triển khai thực hiện đã mang lại những kết quả quan trọng trong phong trào tự học, học suốt đời.
Ở Thừa Thiên Huế, mô hình “Công dân học tập” mới đưa vào thí điểm nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm. Để mô hình triển khai hiệu quả, thiết nghĩ, các cấp hội khuyến học cần tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền, nhất là ngành giáo dục có biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của mô hình. Tùy từng điều kiện cụ thể, các địa phương linh hoạt điều chỉnh những chỉ số phù hợp; đồng thời, phối hợp với các cơ sở giáo dục mở lớp đào tạo dưới nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân được học tập, nâng cao năng lực, trình độ.
Hy vọng, mô hình “Công dân học tập” sẽ đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự nghiệp xây dựng xã hội học tập…
Bài, ảnh: An Nhiên