【trận đấu sunderland】TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên khung giá đất hiện hành
TheồChíMinhgiữnguyênkhunggiáđấthiệnhàtrận đấu sunderlando đó, bảng giá đất áp dụng giai đoạn 2020 - 2024 giữ nguyên khung giá hiện hành được ban hành tại Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND TP. Hồ Chí Minh.
Cụ thể, giá đất thương mại dịch vụ bằng 80% giá đất ở liền kề; giá đất kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp không phải là thương mại dịch vụ, đất y tế, đất giáo dục, đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng 60% giá đất ở liền kề. Đất trong khu công nghệ cao được tính theo mặt bằng giá đất ở; đất thương mại dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở. Đất nông nghiệp trong khu dân cư bằng 150% giá đất nông nghiệp cùng loại trong khu vực… Đáng chú ý, đơn giá đất đô thị có mức giá tối đa là 162 triệu đồng/m2 thuộc tuyến đường Lê Lợi, quận 1 và tối thiểu là 1,5 triệu đồng/m2.
Sau khi tờ các tờ trình được thông qua, Sở Tài nguyên môi trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy định về Bảng giá các loại đất để UBND thành phố ban hành, áp dụng cho giai đoạn 2020 - 2024.
Theo UBND TP. Hồ Chí Minh bảng giá đất này được sử dụng để tính tiền sử dụng đất; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tính tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho nhà nước…
So với bảng giá đất năm 2015, giá đất thị trường thành phố năm 2018, 2019 tăng bình quân 200% đối với mức giá tối thiểu, tăng 142% đối với mức giá trung bình và tăng 101% đối với mức giá tối đa. Mức tăng giá đất tập trung ở các quận 2, 7, 8, 9, 12, Bình Thạnh, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ. Trong năm 2018, 2019 giá đất cao nhất tại quận 1 là giá 800 triệu đồng/m2.
Bảng giá đất ban hành theo Quyết định 51/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND thành phố còn thiếu một số loại đất chưa được quy định như đất khu chế xuất, khu công nghiệp và đất trong khu công nghệ cao, đất giáo dục, y tế, đất tôn giáo. Mặt bằng giá đất giữa các quận huyện chưa đồng đều. Vì thế, tờ trình ban hành bảng giá đất lần này đã bổ sung các loại đất nói trên đồng thời cập nhật và tính bảng giá đất cho 3.427 tuyến đường, đoạn đường (tăng 142 tuyến đường, đoạn đường so với bảng giá đất năm 2014).
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, giá đất năm 2019 và các năm trước dần ổn định, khả quan, từng bước phản ánh đúng giá trị thật của bất động sản. Thời gian tới sẽ không có biến động về giá đất do tồn kho căn hộ và nhà phố lớn, một số phân khúc thị trường như giá thuê đất, giá thuê văn phòng tuy giảm nhưng vẫn còn khá cao so với nhu cầu thị trường. Vì vậy, việc xây dựng bảng giá các loại đất có tính đến xu hướng, mức độ biến động của thị trường, đảm bảo giá đất dần tiếp cận với thị trường.
Cùng với đó, các chính sách vĩ mô, kích cầu sản xuất cho tiêu dùng như cho chậm, giãn thu thuế, thu tiền sử dụng đất, tái cơ cấu kinh tế sẽ là những tác động tích cực đến thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Theo HĐND TP. Hồ Chí Minh, do thành phố nhận được Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất của Chính phủ vào ngày 19/12/2019 trong khi kỳ họp cuối năm 2019 của HĐND thành phố đã họp vào ngày 7 - 9/12/2019. Do vậy, kỳ họp để thông qua bảng giá đất mới của thành phố chậm theo quy định.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, Nghị định 96/2019/NĐ-CP là Nghị định lần đầu tiên của Chính phủ quy khung giá đất cơ bản giữ nguyên khung giá của chu kỳ cũ. Việc này đảm bảo giá đất ổn định, hạn chế biến động bất thường đối với thị trường bất động sản.
Theo TTXVN
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/493b798567.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。