【kết quả vitesse】Những khoảnh khắc vô giá trong bản hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ
VHO - Trong số hàng ngàn bức ảnh đã được NSNA Triệu Đại chụp về chiến dịch Điện Biên Phủ,ữngkhoảnhkhắcvôgiátrongbảnhùngcabằngảnhvềĐiệnBiênPhủkết quả vitesse bức ảnh ông chụp lá cờ Quyết chiến quyết thắng được bộ đội ta phất cao trên nóc hầm De Castries chiều 7.5.1954 được sử dụng nhiều nhất, trở thành biểu tượng của Điện Biên Phủ huy hoàng.
Cuộc chiến nóng bỏng của người NSNA trên chiến trường
Ngày 3.5 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gia đình cố NSNA Triệu Đại phối hợp với Hội NSNA Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
NSNA Triệu Đại là phóng viên duy nhất có một bộ ảnh hoàn chỉnh từ lúc mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến lúc chiến dịch toàn thắng.
Trong số hàng ngàn bức ảnh chụp về chiến dịch Điện Biên Phủ, gia đình cố NSNA Triệu Đại đã chọn ra 70 bức ảnh tương ứng với 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là những khoảnh khắc quý giá trong chiến dịch Điện Biên Phủ được người phóng viên chiến trường Triệu Đại ghi lại.
Trong 70 bức ảnh triển lãm lần này, có nhiều ảnh đã quen thuộc với công chúng mỗi khi nhắc đến chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng cũng có một số bức ảnh lần đầu được công bố.
Những hình ảnh cảm động và chân thực của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ được ông ghi lại rất phong phú, như cảnh dân quân ra hỏa tuyến, công binh mở đường, kéo pháo, cảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ cho các cán bộ chỉ huy mặt trận...
Theo Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết, những bức ảnh của Triệu Đại nóng bỏng hơi thở chiến trường, sinh động và hấp dẫn người xem. NSNA Triệu Đại thực sự là một nhà chép sử bằng hình ảnh. Triển lãm những tác phẩm nhiếp ảnh này là một chiến công của người chiến sĩ Điện Biên Phủ - Triệu Đại.
"NSNA Triệu Đại là một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên của nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam. Ông cũng là một trong những hội viên đầu tiên của Hội NSNA Việt Nam”, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Thị Tuyết phát biểu.
NSNA Triệu Đại sinh năm 1920, tại thôn Triều Khúc (xưa gọi là Đơ Thao), xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Ông học nghề nhiếp ảnh từ những năm 1941 tại Central photo ở Hà Nội. Ông thuộc lớp những nhà nhiếp ảnh Cách mạng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Từ năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Thanh niên Cứu quốc Thành Hà Nội. Khi Pháp trở lại chiếm Hà Nội (1946), ông cùng các đồng chí của mình sơ tán về Đô thị Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Tây). Ông mở hiệu ảnh "Triệu Đại ảnh quán" và đây cũng là Trụ sở nghiên cứu Chủ nghĩa Mác- Lê nin và ông là Bí thư Đảng bộ đầu tiên ở Đô thị Vân Đình lúc bấy giờ.
Năm 1947, ông được điều động vào Quân đội, đảm nhận công tác phóng viên mặt trận. Là phóng viên mặt trận tại Chiến dịch Biên giới 1950, ông đã chụp nhiều bức ảnh có giá trị lịch sử chân thực về Chiến dịch Biên giới; chụp ảnh các trận đánh Đông Khê, Thất Khê, chụp ảnh hai viên chỉ huy quân Pháp là Lơ-pa và Xác-tông.
Ông được thưởng Huân chương chiến công hạng Nhì về công tác nhiếp ảnh tại mặt trận Biên giới. Ông tiếp tục tham gia các chiến dịch lớn khác như Chiến dịch Hòa Bình năm 1951, Chiến dịch Tây Bắc năm 1952...
Năm 1953, sau đợt chỉnh quân chính trị, ông được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhận nhiệm vụ quan trọng, ông khẩn trương lên đường và được người dẫn hành quân theo đường sông núi để vào chiến trường nhanh nhất. Cuộc chiến đấu của người NSNA trên chiến trường Điện Biên Phủ diễn ra đầy sôi động và nóng bỏng bắt đầu.
Toàn bộ hình ảnh về công tác chuẩn bị chiến trường ở mặt trận Điện Biên Phủ được ông ghi chụp tường tận như mở đường thắng lợi, Công binh làm hầm pháo, Văn công mặt trận, Bộ đội kéo pháo… Khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, ông đã chụp được khẩu lựu pháo của ta trong hầm khai hỏa phát súng đầu tiên. Ông được biên chế vào thê đội một (đơn vị chủ công luôn đi đầu các trận chiến đấu trên chiến trường Điện Biên Phủ).
Một vị tướng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã viết thư tay gửi các đơn vị chiến đấu với nội dung: “Giới thiệu đồng chí Triệu Đại đi với thê đội một để chụp ảnh chiến dịch, các đơn vị cần bảo vệ đồng chí Triệu Đại an toàn lúc thường cũng như lúc chiến đấu”. Triệu Đại đã theo các mũi xung kích mặt trận và ghi chụp toàn bộ hình ảnh của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Những hình ảnh biểu tượng của Chiến thắng Điện Biên Phủ
Những hình ảnh cảm động và chân thực của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ được ông ghi lại rất phong phú. Từ lúc mở đường cho chiến dịch đến lúc liên hoan mừng chiến thắng. Hàng nghìn bức ảnh chiến dịch Điện Biên Phủ của NSNA Triệu Đại là một tập biên niên sử bằng ảnh rất có giá trị cho các thế hệ mai sau.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: "Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
NSNA Triệu Đại là một nhà chép sử bằng ảnh. Những bức ảnh về Điện Biên Phủ của ông trở thành biểu tượng của Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đặc biệt, bức ảnh Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” phất cao trên nóc hầm De Castries đã đi vào lịch sử như một mốc son, một biểu tượng chiến thắng chủ nghĩa thực dân của Nhân dân Việt Nam và của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Từ bức ảnh đầu tiên ông chụp ngọn cờ bộ đội ta phất cao trên đồi Him Lam, đến bức ảnh cuối cùng bộ đội ta phất cờ trên nóc hầm De Castries là một hành trình đầy khó khăn gian khổ của người NSNA trên chiến trường, là sự hi sinh vô bờ bến của biết bao cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến bi hùng.
Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” được bộ đội ta phất cao trên nóc hầm De Castries chiều mồng 7. 5.1954 đầy kiêu hãnh và tự hào. Bức ảnh có sức lay động và truyền cảm để cho đến bây giờ, 70 năm đã trôi qua vẫn có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian, còn mãi trong lòng dân tộc như một kì tích lịch sử.
Cũng trong 70 năm qua, bức ảnh này được sử dụng nhiều nhất, trở thành biểu tượng của Điện Biên Phủ huy hoàng. Bức ảnh này cùng nhiều ảnh khác của Triệu Đại về Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đem lại cho ông Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt 1, năm 2001.
Sau 1954, NSNA Triệu Đại về công tác tại Báo Quân đội Nhân dân. Ông vẫn là phóng viên nhiếp ảnh đi chiến trường. Ông đã chụp ảnh tại các chiến trường Vĩnh Linh, Quảng Bình 1965, Quảng Trị 1967, Khe Sanh 1968.
Tại Khe Sanh, ông chụp được bức ảnh bộ đội đang xung phong vượt qua khói bom rất xuất sắc có tựa đề "Tiến lên giành toàn thắng". Bức ảnh được giải nhất trong triển lãm ảnh “Anh bộ đội” năm 1969.
Triển lãm “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ” diễn ra từ ngày 3-12.5.2024.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/493b799201.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。