【gladbach đấu với bochum】Khoảng trống pháp lý chưa được sửa đổi, bổ sung, làm xói mòn cơ sở thuế

  发布时间:2025-01-25 16:36:16   作者:玩站小弟   我要评论
Quản lý thuế thương mại điện tử còn nhiều bất cậpViện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chí gladbach đấu với bochum。

Quản lý thuế thương mại điện tử còn nhiều bất cập

Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) vừa báo cáo Bộ Tài chính về kết quả hội thảo quốc tế “Thuế đối với thương mại điện tử (TMĐT) và dịch vụ số xuyên biên giới: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”.

Tại báo cáo gửi Bộ Tài chính,ảngtrốngpháplýchưađượcsửađổibổsunglàmxóimòncơsởthuếgladbach đấu với bochum Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho biết, các chuyên gia tại Hội thảo đã đánh giá, Việt Nam trong thời gian qua đã từng bước hoàn thiện chính sách, pháp luật và quản lý thuế nhằm tạo nền tảng pháp lý cơ bản đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới. Về quản lý thuế, các chính sách ngày càng được kiện toàn, trong đó phải kể đến Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Thông tư số 80/2021/TT-BTC, Thông tư số 40/2021/TT-BTC và Thông tư số 100/2021/TT-BTC, Quyết định số 2146/QĐ-BTC…

Bộ Tài chính cũng đã rà soát, bổ sung nhiều quy định về quản lý thuế đối với TMĐT và giao dịch xuyên biên giới, tuy nhiên đến nay, chính sách và công tác quản lý thuế hoạt động TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới còn tồn tại những bất cập, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ. Đặc biệt, vẫn còn khoảng trống pháp lý cần được sửa đổi, bổ sung, tránh làm xói mòn cơ sở thuế và để xác định căn cứ tính thuế đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới.

Khoảng trống pháp lý chưa được sửa đổi, bổ sung, làm xói mòn cơ sở thuế
Lãnh đạo Viện Chiến lược và Chính sách tài chính và Tổng cục Thuế chủ trì hội thảo. Ảnh: Đức Minh

Về hành lang pháp lý, Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho rằng, chính sách thuế đối với TMĐT ở Việt Nam còn một số bất cập như: Những khoảng trống pháp lý đối với các sắc thuế đặc thù (thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)) vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung, như quy định về cơ sở thường trú đối với thuế TNDN, quy định về đối tượng chịu thuế đối với thuế GTGT.

Chưa có quy định cụ thể về một số nội dung như loại thông tin cung cấp, cách thức và thời hạn cung cấp thông tin của cá nhân trong trường hợp sàn giao dịch TMĐT không kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân. Chưa có quy định pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các mạng xã hội trong việc cung cấp thông tin về các hoạt động quảng cáo nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân trên các mạng xã hội.

Chưa có quy định sàn TMĐT nước ngoài phải thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho người nộp thuế là cá nhân kinh doanh. Chưa có quy định về việc bên Việt Nam là tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN), nếu NCCNN thực hiện kê khai nộp thuế thì bên Việt Nam có thể khấu trừ thuế GTGT đầu vào và chi phí tương ứng căn cứ trên hóa đơn do NCCNN xuất.

Về tổ chức thực hiện quản lý thuế, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, cho hay các cơ quan quản lý (Tổng cục Thuế, Cục Thuế Hà Nội và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh) gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới như: khó khăn trong xác định danh tính người nộp thuế, xác định giao dịch làm căn cứ tính thuế, xác định căn cứ đánh thuế.

Khó khăn trong việc tiếp cận cơ sở dữ liệu do dữ liệu cung cấp từ phía các ngân hàng, trung gian thanh toán, trung gian vận chuyển còn chưa kịp thời, nhiều đơn vị còn chưa có nhận định đúng về việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, một số đơn vị vẫn còn gặp vướng mắc, hạn chế trong hạ tầng công nghệ thông tin.

Chưa có quy trình, phương pháp để kiểm tra, xử lý vi phạm đối với loại hình TMĐT để phổ biến trong ngành, đặc biệt là đối với đối tượng người nộp thuế là cá nhân kinh doanh.

Bên cạnh đó, các sàn TMĐT gặp vướng mắc trong việc dẫn chiếu quy định trách nhiệm dân sự đối với việc khai thuế, nộp thuế thay; hay cần có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp hộ cá nhân vừa kinh doanh tại chỗ, vừa kinh doanh trên nền tảng số. Ngoài ra, hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT nhưng chưa biết làm thế nào để đóng thuế.

4 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sách và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới thời gian qua cũng như xem xét kinh nghiệm các nước, các chuyên gia đã đề xuất, 4 giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chính sách và quản lý thuế.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý theo hướng đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa loại hình kinh doanh truyền thống và kinh doanh TMĐT: hoàn thiện quy định pháp luật về thuế để tăng cường trách nhiệm của các nền tảng số, các sàn giao dịch TMĐT trong việc kê khai, nộp thuế cho các thương nhân hoạt động trên các nền tảng này.

Khoảng trống pháp lý chưa được sửa đổi, bổ sung, làm xói mòn cơ sở thuế
Hội thảo thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý. Ảnh: Đức Minh
Bổ sung cụ thể vào Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý thuế loại thông tin cung cấp, cách thức và thời hạn cung cấp thông tin của cá nhân trong trường hợp sàn giao dịch TMĐT không kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân. Xác định rõ giới hạn trách nhiệm bảo mật thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan để vừa đảm bảo chống thất thu thuế, vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cá nhân kinh doanh TMĐT.

Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định vướng mắc về Luật thuế TNDN, TNCN, GTGT và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế (như ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, ngưỡng chịu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp; quy định lại khái niệm về tổ chức khấu trừ tại Luật thuế TNCN để phù hợp với TMĐT, tổ chức khấu trừ có trách nhiệm khai và nộp thuế, không chỉ là tổ chức trực tiếp chi trả cho cá nhân mà cần phải bao quát tất cả các tổ chức có thể kiểm soát, nắm giữ thông tin, giao dịch của hoạt động TMĐT của cá nhân...). Cần có văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các chính sách thuế cho từng đối tượng.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế TMĐT và tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, theo đó: tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý thuế; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin để hỗ trợ, kết nối với người nộp thuế (NCCNN, sàn TMĐT...) theo hình thức điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với TMĐT; áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế theo rủi ro đối với hoạt động TMĐT (kết hợp cơ sở dữ liệu từ hóa đơn điện tử, TMĐT).

Thứ ba, tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý và các bên liên quan để chia sẻ, kết nối thông tin, nhằm trao đổi, thu thập một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác các thông tin về các hoạt động TMĐT cũng như giá trị giao dịch, các thông tin thanh toán, kịp thời xác định các hành vi vi phạm pháp luật thuế và có biện pháp phối hợp xử lý giữa các bộ ngành nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt hướng dẫn NCCNN lớn đăng ký, kê khai, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của ngành Thuế; chú trọng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân kinh doanh TMĐT thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định pháp luật, phát động chương trình khuyến khích người mua hàng sử dụng hóa đơn.../.

相关文章

最新评论