【đội hình lille osc gặp marseille】Mấy ý kiến cùng tác giả bài báo “Vài điều trong các bài viết về cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”
Sau Tết Giáp Ngọ một thời gian,ấyýkiếncùngtácgiảbàibáoVàiđiềutrongcácbàiviếtvềcốĐạitướngNguyễnChíđội hình lille osc gặp marseille cũng trên báo Thừa Thiên Huế, số 5965 ra ngày 07/02/2014, ở mục trao đổi, có bài “Vài điều trong các bài viết về cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”, của tác giả là Phạm Xuân Phụng.
Mặc dù anh Phụng không nêu đích danh tác giả mà chỉ nêu tên bài, bài của tôi in trên Sông Hương anh xếp thứ hai và gọi (tôi) là “tác giả thứ hai”, như vậy là chỉ tôi rồi, thì cũng được. Đọc bài của anh Phụng, tôi thấy anh dùng “tư liệu truyện ký” để so sánh đối chiếu những chi tiết lịch sử trong bài của tôi mà anh cho là “nếu để vậy e có khi gây nhầm lẫn đáng tiếc”, tôi định không trả lời. Bởi những điều tôi viết (thực ra chỉ hệ thống lại những điều đã có) đều tham khảo trong các công trình lịch sử (mà giới nghiên cứu lịch sử Đảng ai cũng biết) nhưng ít thấy ở trong truyện ký mà thôi. Nhưng vì anh yêu cầu “Rất mong các nhà báo và nhà nghiên cứu lịch sử Đảng bộ và lịch sử báo chí tỉnh nhà nghiên cứu làm rõ cho, kẻo đau đầu bạn đọc lắm”.
Về mặt tài liệu, anh Phụng dùng cuốn truyện ký “Nguyễn Chí Thanh – Sáng trong như ngọc một con người” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2008) của nhà văn Trần Công Tấn so sánh để đối chiếu với “những chi tiết sự kiện lịch sử, chi tiết văn học” trong bài báo của tôi và một vài tác giả khác. Có lẽ anh Phụng quá tin vào độ xác thực về tư liệu ở cuốn truyện ký này, nên anh đã lấy nó làm cơ sở để đối chiếu với những chi tiết tư liệu trong bài của tôi; anh đã đưa ra 5 câu hỏi theo cách phân tích của anh, và như anh lo lắng “nếu để vậy e có khi gây nhầm lẫn đáng tiếc”. Vì tôn trọng bạn đọc tôi sẽ lần lượt trao đổi lại.
I. Hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh tháng 7 năm 1942 tổ chức ở đâu?
Để trả lời câu hỏi này, xin mời anh Phụng và bạn đọc xem thêm những công trình dưới đây (xếp theo thứ tự thời gian xuất bản) mà tôi đã tham khảo:
1. Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930-1945), Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản năm 1995, tr.163 viết:“Tháng 7-1942, đồng chí triệu tập hội nghị cán bộ đảng tại vùng Bến Tu (Quảng Điền)”(sic).
2. Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Điền, Nxb Thuận Hóa, 1995, tr.51 viết: “Hội nghị cán bộ Đảng tại vùng Vĩnh Tu (bên phá Tam Giang)”(sic).
3. Địa chí Thừa Thiên Huế, Phần Lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, 2005, tr.314 viết:“Hội nghị cán bộ Đảng tại vùng Bến Tu (Quảng Điền)” (sic).
4. Lịch sử công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế(1930–2005), Nxb Thuận Hóa, 2008, tr.54 viết:“Hội nghị cán bộ Đảng tại Bến Tu (Quảng Điền)” (sic).
5. Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Huế(1945-2005),Nxb Thuận Hóa, 2009, tr.23 viết: “Hội nghị cán bộ Đảng tại đầm Vĩnh Tu (Quảng Điền)”.
6. Lịch sử Đảng bộ thành phố Huế (1930-2000), Nxb Thuận Hóa, 2010, tr.118 viết: “Hội nghị cán bộ Đảng tại vùng bến đò Vĩnh Tu (Quảng Công, Quảng Điền)” (sic).
7. Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế(1930-2010), Nxb Thuận Hóa, 2010, tr. 101 viết: “triệu tập hội nghị cán bộ Đảng tại Vĩnh Tu (Quảng Điền)”.
8. Lịch sử Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế (1930-2010),Nxb Chính trị quốc gia, 2011, tr.76 viết:“Sau đó, vào tháng 7-1942, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã triệu tập Hội nghị cán bộ Đảng tại Vĩnh Tu (Quảng Điền)”.
Ngoài 8 công trình lịch sử trên, tôi còn tham khảo cuốn Truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân xã Quảng Thọ, doĐảng ủy xã Quảng Thọ và đồng chí Nguyễn Húng, cán bộ lão thành, nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên, chịu trách nhiệm về nội dung, biên soạn xong vào tháng 4/1987. Tham khảo thêm tài liệu viết tay của đồng chí Nguyễn Trung Chính, người làng Niêm Phò, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Ông Chính viết: “Vượt ngục từ nhà tù Buôn Ma Thuột về đến Quảng Điền tháng 2/1942. Về liên lạc với Chi bộ Niêm Phò. Chi bộ lúc này có đồng chí Trần Bá Song, Bí thư, quê Niêm Phò. Đồng chí Đặng Thược, đảng viên, quê Mai Dương, đồng chí Lê Thành Hinh, đảng viên, quê Niêm Phò, đồng chí Nguyễn Bật, đảng viên, quê Hạ Lang. Chi bộ bố trí ở vùng Mai Dương (nay thuộc xã Quảng Phước), giao cho đồng chí Đặng Thược, trực tiếp lo bảo vệ, ăn ở lẩn trốn với các cơ sở cách mạng của mình. Ở vùng này thuận tiện cả trên bộ, cả dưới sông nước đầm phá, nò sáo, bảo đảm bí mật, tiện việc lẩn trốn, đi lại. Sau thời gian nắm tình hình, triệu tập hội nghị cán bộ, lập lại Tỉnh ủy lâm thời. Cách triệu tập: thông qua Chi bộ Niêm Phò. Từ năm 1941, Chi bộ Niêm Phò đã cùng tổ chức đảng ở tổng Diêm Trường (thực tế là ở Nghi Giang) họp tại Niêm Phò để thống nhất hành động. Chi bộ Niêm Phò cũng liên lạc được với tổ chức đảng ở Phong Điền. Anh Thanh trước khi bị bắt là Bí thư Tỉnh ủy nên triệu tập được tổ chức đảng ở các nơi. Thành phần họp và số lượng là bao nhiêu thì không được rõ. Chỉ biết: địa điểm họp là trên chiếc đò và nhà chồ giữ sáo trộ của ông Lê Biên. Ông này gốc người Thạch Bình, là anh rể của đồng chí Đặng Thược, về ở tại Mai Dương làm nghề nò sáo trên phá Tam Giang”.
Cũng theo tài liệu của ông Chính thì: “Trong các văn bản chỉ viết là Vĩnh Tu - thực ra là ĐẦM VĨNH TU trên phá Tam Giang – Vì trên phá Tam Giang có rất nhiều đầm nhỏ - đầm này ở gần Vĩnh Tu nên gọi là đầm Vĩnh Tu. Hiện ở Quảng Điền, về phía đông phá Tam Giang có chợ Vĩnh Tu, bến đò Vĩnh Tu, gần đây có thôn tên là Vĩnh Tu (xã Quảng Ngạn)”.
“Cần xác định cho rõ, cho chính xác chính là Đầm Vĩnh Tu (trên phá Tam Giang) trên đò và nhà chồ trông giữ sáo của ông Lê Biên - người ở Mai Dương. Chính từ Đầm Vĩnh Tu năm 1942, đến hội nghị đầm Cầu Hai tháng 5/1945 (kinh nghiệm tổ chức của anh Lê Minh)…”
Còn theo 8 công trình lịch sử đã dẫn ở trên thì “địa điểm họp” này được ghi như sau:
- Một cuốn ghi là Bến Tu,
- Một cuốn ghi làvùng Vĩnh Tu,
- Một cuốn ghi là vùng bến đò Vĩnh Tu,
- Một cuốn ghi làđầm Vĩnh Tu,
- Hai cuốn ghi là vùng Bến Tu,
- Hai cuốn ghi làVĩnh Tu.
Tài liệu của ông Chính thì khẳng định làĐầm Vĩnh Tu.
Chúng tôi đi thực tế về huyện Quảng Điền và lục tìm trong sách lịch sử, sách địa chí, thì ở vùng này từ xa xưa đến nay chưa hề có địa danh nào là Bến Tu hay vùng Bến Tu cả. Dù gọi như vậy là không chính xác nhưng dân địa phương vẫn biết đấy là chỉ địa danh nào. Vì Bến Tu là văn nóiđược các nhà biên soạn chép vào lịch sử vẫn ghi theo lối văn nói, nên mới có “địa danh Bến Tu” và được hiểu đầy đủ là vùng bến đò Vĩnh Tu; còn đầm Vĩnh Tu thì đã rõ. Riêng với hai chữ tại Vĩnh Tu là cách viết tắt để chỉ một vùng hoặc bến không xác định cụ thể dưới nước hay trên bờ về một không gian khá rộng. Trong các công trình lịch sử trên thường viết tắt theo lối văn nói tắt, như: hội nghị họp ở vùng Vĩnh Tu (hay Bến Tu), thì gọi Hội nghị Vĩnh Tu. Tương tự như vậy vào năm 1947, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng họp tại làng Nam Dương, huyện Quảng Điền thì gọi tắt là Hội nghị Nam Dương. Hay như Hội nghị Đảng toàn quốc họp vào tháng 8/1945 tại Tân Trào thì thường gọi là Hội nghị Tân Trào...
Căn cứ vào những tư liệu lịch sử của các công trình nói trên, cùng với thực địa ở huyện Quảng Điền, chúng tôi xác định hội nghị đã diễn ra trên Đầm Vĩnh Tu (thuộc phá Tam Giang), cụ thể là tại ngôi nhà chồ của một cơ sở cách mạng người ở làng Mai Dương.
Còn về hai đồng chí được dự họp nhưng là ngồi cảnh giới trên con đò nhỏ neo vào chân nhà chồ, cũng theo tư liệu của ông Nguyễn Trung Chính, tham khảo thêm tài liệu của ông Trần Phước Hinh, nguyên Bí thư Huyện ủy Quảng Điền, và một số cán bộ cách mạng lão thành ở Huế, thì một người là ông Lê Biên, còn người kia là ông Trần Cởi. Ông Cởi người Hương Cần về ở làng Đông Lâm (ông Cởi có người con trai hiện vẫn ở thôn Đông Lâm, xã Quảng Phước) làm công cho gia đình ông Đặng Thược. Theo yêu cầu của tổ chức và của đồng chí Đặng Thược, hai ông đã neo con đò dưới chân nhà chồ để ngồi cảnh giới. Theo ông Trần Phước Hinh (người gọi ông Lê Biên bằng cậu ruôt) thì ông Lê Biên chính là chủ nhân của cái nhà chồ này. Sau năm 1975 ông Lê Biên được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến...
Về ngôi nhà chồ như anh Phụng biết là “nửa dựa vào bờ, nửa nhô ra phía phá Tam Giang”. Tôi không muốn tranh luận về cấu trúc cũng như vị trí nhà chồ. Nếu ai muốn nhận diện chính xác về nhà chồ thì mời về Quảng Điền, hiện ở vùng này vẫn còn vài cái nhà chồ dựng hoàn toàn trên mặt nước, cách bờ khá xa.
Xin nói thêm về thành phần dự hội nghị. Thông thường trong một hội nghị (thậm chí là đại hội ở quy mô toàn quốc) có nhiều thành phần tham dự: đại biểu chính thức và đại biểu không chính thức tức là khách mời, ngoài ra còn có những người phục vụ, y tế, bảo vệ, sau này còn thêm cả phóng viên báo chí dự và đưa tin…đều là những người được phép tham dự, tai nghe mắt thấy như nhau cả. Chỉ khác ở chỗ, đại biểu chính thức thì được quyền bàn bạc và biểu quyết, còn các thành phần dự khác thì không có cái quyền này.
Việc đồng chí Nguyễn Vịnh triệu tập hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh họp tại một địa điểm trên Đầm Vĩnh Tu là kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều lần Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị trên sông nước, xin đơn cử: “Hội nghị Tỉnh ủy họp trên con đò ở sông Hương vào đầu năm 1938; giữa năm 1944, Tỉnh ủy triệu tập hội nghị mở rộng họp tại ngã ba Sình. Ngày 23-5-1945, hội nghị cán bộ toàn tỉnh được triệu tập tại đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc”. Về sau, còn khá nhiều hội nghị của cách mạng họp trên những còn đò neo ở đầm phá, ở sông Hương...Anh Phụng đặt câu hỏi “nếu tổ chức hội nghị - cứ cho là tại ngôi nhà chồ giữa một vùng sông nước dày đặc nò sáo,lại chỉ có một con đò nhỏ neo dưới chân nhà chồ thì làm sao đưa toàn thể cán bộ thoát chạy kịp khi bị địch phát hiện vây ráp? Và chạy về đâu? Vào bờ hay chạy dọc theo phá Tam Giang?”. Vậy thử hỏi, những hội nghị của tỉnh Thừa Thiên diễn ra trên sông nước trước và sau này nếu địch phát hiện thì chạy về đâu? Trong hoàn cảnh và điều kiện lúc bấy giờ, việc giữ bí mật tuyệt đối mới là yếu tố bảo đảm thành công. Còn sơ suất hé lộ thông tin, hay có kẻ phản bội thì dù có họp bất cứ ở đâu vào những năm đen tối ấy mật thám Pháp cũng lùng bắt được!
Lịch sử là lịch sử không đặt giả thiết hay, nếu.
II. Về “Tờ báoVì nướcra đời từ khi nào ?”.
Dựa vào cuốn truyện ký của nhà văn Trần Công Tấn và một bài báo khác (cùng in trên Sông Hương số đặc biệt này); sau khi lập luận phân tích những chi tiết trong bài của tôi, anh Phụng xuống bút: “Như thế, tờ báo Vì nước đã ra đời trước Hội nghị Vĩnh Tu”.
Xin mời anh Phụng và độc giả xem lại những cuốn sử dưới đây:
1.Cuốn Lịch sử công tác Tuyên giáo,Sđd, tr.54 viết: “Hội nghị đề ra nhiệm vụ trước mắt…; ra báo Vì Nướctuyên truyền chương trình, điều lệ, chính sách của Việt Minh”.
2. Cuốn Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế,sđd, tr.101 viết: “Hội nghị đề ra...; tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi quyền lợi; chuẩn bị các lớp huấn luyện ngắn ngày cho đảng viên; ra báo Vì Nước tuyên truyền cho chương trình, điều lệ, chính sách của Việt Minh”.
3. Cuốn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – Sáng trong như ngọc một con người, Nxb Thuận Hóa, 2012, tr.153 – 154, nhà biên sọan lịch sử Đảng bộ tỉnh Ngô Kha viết: “Sau hội nghị ở Bến Tu…Một số trạm giao thông liên lạc được tổ chức ở Huế, Phú Lộc, Phong Điền. Tỉnh ủy chủ trương xuất bản báo “Vì Nước” làm cơ quan ngôn luận của Đảng bộ. Đồng chí Nguyễn Vịnh đã viết các bài giảng về tình hình, nhiệm vụ và mở lớp huấn luyện cán bộ ở cồn Rau Câu (giữa đầm Cầu Hai – Phú Lộc)”.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng, từ sau năm 1938, Đảng bộ Thừa Thiên Huế không còn tờ báo riêng của mình, những người hoạt động cách mạng tìm cách ẩn dưới danh nghĩa của người thân quen đang làm báo hoặc mua lại các tờ báo do nhà cầm quyền thực dân cấp phép, mà chủ bút hay chủ nhiệm là những người hoạt động cộng sản hoặc người có cảm tình với cộng sản để in bài tuyên truyền cách mạng. Báo Vì Nướclà cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh thì phải do Đảng bộ quyết định nó mới ra đời được. Mà trước đó kẻ thù khủng bố mạnh, Tỉnh ủy lâm thời tan vỡ. Và dù đây là tờ báo ra bí mật cũng phải có chủ trương và người biết làm báo. Do vậy mà báo Vì Nướcphải ra đời sau hội nghị đầm Vĩnh Tu. Chủ trương ra báo từ hội nghị đầm Vĩnh Tu, nhưng công việc ấn loát lại được thực hiện tại cơ sở in đặt tại nhà đồng chí Lê Tự Thanh ở làng Nghi Giang, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc. Sau hội nghị đầm Vĩnh Tu, đồng chí Nguyễn Vịnh chuyển cơ quan Tỉnh ủy và địa bàn hoạt động về vùng đầm Cầu Hai. Đồng chí thường ẩn tại cồn Rau Câu (có sách ghi nhầm là Râu Câu - về địa chỉ đỏ này đã có trên 5 công trình lịch sử của tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố từ nhiều năm trước, chứ không phải chờ đến tháng 12/2013, nhờ “nhà báo Phạm Hữu Thu cho biết thêm một địa chỉ đỏ trong lịch sử cách mạng Thừa Thiên Huế mà lâu nay ít người biết”). Xem thêm Thư tịch báo chí Việt Nam,Tô Huy Rứa (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, 1998.
(Còn nữa)下一篇:Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
相关文章:
- Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- Học sinh sử dụng điện thoại di động: Lợi bất cập hại
- Ngành giáo dục huyện Cái Nước: Học Bác bằng những việc làm thiết thực
- H5N1 bùng phát ở Nam Định, 70 người bị giám sát chặt chẽ
- Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- 2 vụ va chạm với ôtô, 2 người tử vong
- Bộ Y tế tiến hành can thiệp giải độc chì cho trẻ em
- Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
- Long An sees positive socio
- Lộc Thái nỗ lực cán đích nông thôn mới
相关推荐:
- Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- Phú Trung tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới
- Bộ Y tế tiến hành can thiệp giải độc chì cho trẻ em
- Bệnh sốt rét đang có nguy cơ bùng phát trở lại tại Việt Nam
- Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- Quảng bá hình ảnh quê hương đến bạn bè quốc tế
- Phú Riềng trao tặng 4 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
- Xuân sớm trên khu định cư Tiểu khu 119
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- Lộc Ninh công bố xã NTM đầu tiên
- Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- Tây Ninh Smart
- Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu