【kết quả bóng đá nhat ban】Giao thông nông thôn: Thông nhưng chưa thoáng
(CMO) Mạng lưới giao thông đường bộ phủ kín, phương tiện giao thông phát triển nhanh, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) khu vực nông thôn, cần phải có cái nhìn toàn diện về thực trạng để triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ. Nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục… nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, ổn định trật tự ATGT lâu dài.
Theo Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau Lê Thành Huấn, hạ tầng GTNT chưa đồng bộ, bất cập về cầu, đường, hệ thống biển báo chưa hoàn chỉnh… Sở Giao thông vận tải đã kiểm tra, rà soát và nhắc nhở các đơn vị thực hiện theo phân cấp đã quy định. Nhằm từng bước chỉnh trang lại hệ thống GTNT để phòng ngừa tai nạn giao thông do kết cấu hạ tầng gây ra, đồng thời hướng tới hoàn thiện hạ tầng GTNT, Sở Giao thông vận tải đã quy hoạch, phân kỳ vốn để nâng cấp, mở rộng các công trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành và đang chờ nguồn kinh phí để đầu tư.
Làm đường nông thôn cần được quy hoạch và giám sát thi công chặt chẽ để đảm bảo chất lượng. |
Hiện nay, nhiều công trình trên địa bàn nông thôn bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo ATGT nhưng công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa chưa được quan tâm đúng mức, do hàng năm kinh phí dành cho công tác này rất hạn hẹp. “Tân Duyệt còn khoảng 40% nữa là hoàn thiện đường giao thông các tuyến đấu nối xóm, ấp và liên thông với các tuyến huyện lộ. Tuy nhiên, không ít tuyến đường đã thực hiện từ năm 2000, chiều rộng mặt đường chỉ 1,5-2 m và đang xuống cấp. Xã không đủ nguồn tài lực để duy tu, sửa chữa đồng bộ, cần sự hỗ trợ của cấp trên”, Chủ tịch UBND xã Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi) Hứa Trung Trực kiến nghị.
Nhiều tuyến đường xây dựng đã lâu nay xuống cấp nhưng chưa được duy tu, nâng cấp. |
Để tạo chuyển biến tích cực công tác đảm bảo trật tự ATGT nông thôn, Thượng tá Đoàn Thành Khải, Phó trưởng Công an huyện Thới Bình, cho rằng, thời gian tới địa phương nên phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức các cuộc thi lái xe gắn máy an toàn ở các khóm, ấp để thu hút người dân tham gia nhằm nâng cao kỹ năng và ý thức của người điều khiển phương tiện. Bởi, nếu đường xấu mà người điều khiển phương tiện ý thức, làm chủ tay lái sẽ không xảy ra tai nạn, mà nếu có cũng sẽ ít nghiêm trọng.
Tuy nhiên, xử phạt cũng chỉ là hình thức răn đe. Để lực lượng công an địa phương làm tốt công tác tuần tra, xử lý vi phạm, cần đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác, cũng như tranh thủ nguồn kinh phí nhất định để thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác đảm bảo trật tự ATGT. Hơn hết, Bộ Công an cần xem xét tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm trật tự ATGT đối với công an xã để địa phương kiểm soát được tình hình trật tự ATGT ở khu vực.
Tổng quan công tác đảm bảo trật tự ATGT khu vực nông thôn dưới góc nhìn của cơ quan chuyên môn, trực tiếp tham mưu UBND tỉnh về công tác này, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Cà Mau Nguyễn Thanh Bằng thẳng thắn: "Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự ATGT của chính quyền cấp cơ sở. Ban ATGT cấp xã cần kiện toàn và phân rõ trách nhiệm của từng thành viên. Đồng thời, quy định trách nhiệm và xét không hoàn thành nhiệm vụ trong năm nếu cán bộ, công chức kiêm nhiệm trong ban không thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
Phải nhìn nhận rằng, người tham gia giao thông luôn mong muốn có giấy phép lái xe để thuận tiện cho việc đi lại, nhưng thực tế ở những nơi nông thôn xa, ít học vấn, mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí đi lại… không ít người ngại đăng ký học hành. Nên chăng, nội dung đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cần thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của nông thôn, đặc biệt là đối với khu vực có trình độ dân trí thấp, đồng bào dân tộc ít người (có thể hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan, sát hạch trắc nghiệm hỏi đáp trực tiếp bằng hình ảnh trực quan…).
Để đảm bảo trật tự ATGT nông thôn, ngoài việc cộng hưởng các yếu tố về đường sá, năng lực quản lý Nhà nước cấp cơ sở, tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm khắc để răn đe… thì ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông và mọi người dân là yếu tố hàng đầu. Vì vậy, công tác tuyên truyền phải thường xuyên và tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT theo chuyên đề bằng hình ảnh trực quan, sinh động, nhất là sự tham gia tích cực và phát huy hơn nữa vai trò các cơ quan đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc.
Mặt khác, tăng cường chặt chẽ công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kiến thức ATGT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên. Cần cung cấp kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh khi đi xe đạp, ngồi trên xe máy bằng hình ảnh trực quan, sinh động lồng ghép vào các buổi sinh hoạt ngoại khoá của nhà trường…
“Trước thực trạng bất ổn trật tự ATGT, tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn đang có chiều hướng gia tăng hiện nay cần phải đưa ra các giải pháp sát thực, dài hạn để giảm thiểu tai nạn giao thông một cách bền vững”, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau Nguyễn Thanh Bằng đề xuất./.
Mỹ Pha