您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【nhất anh】Đồng Nai xác định dư địa phát triển mới cần khai thác

Cúp C292492人已围观

简介Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Hội đồng Thẩm định quy h ...

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030,ĐồngNaixácđịnhdưđịapháttriểnmớicầnkhaithánhất anh tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua với điều kiện có chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện tại phiên họp ngày 1/2.

“Quy hoạch tỉnh là định hướng phát triển toàn diện quan trọng của tỉnh, là cơ sở để điều hành thống nhất, đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh đến năm 2030”, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nói.

Đồng Nai được biết đến là tỉnh cửa ngõ của vùng Đông Nam bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất của cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong 3 góc của tam giác phát triển TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai; có nhiều cụm công nghiệp làng nghề truyền thống và hơn 33 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập đi vào hoạt động ổn định.

Bên cạnh tiềm năng phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, Đồng Nai còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nhân văn; có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ -  điều kiện lý tưởng cho phát triển nhiều loại hình du lịch, như sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá…

Ngoài ra, tỉnh đang phát triển nhanh các dự ánnhà ở, khách sạn, bệnh viện, trường học, các dịch vụ tài chính - ngân hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, siêu thị, sân golf…, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh, việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua chưa có bước bứt phá, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh; kinh tế tăng trưởng cao, nhưng chưa thực sự bền vững; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tuy có tập trung đầu tư, nhưng chưa đồng bộ.

Quy hoạch tổng thể quốc gia đã xác định Đồng Nai thuộc vùng động lực phía Nam, dẫn đầu cả nước và hàng đầu khu vực Đông Nam Á về kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Vì vậy, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, đây là cơ hội để tỉnh Đồng Nai xác định sứ mệnh của mình.

Theo ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Quy hoạch tỉnh Đồng Nai xác định lấy người dân làm trung tâm, phát triển có chọn lọc, thu hút các ngành công nghệ cao, hướng đến mục tiêu phát thải trung tính “Net Zero” vào năm 2050. Đồng thời, tỉnh xác định những dư địa mới cần được đánh thức và khai thác hiệu quả, như quy hoạch tuyến sông Đồng Nai, quy hoạch vùng phụ cận sân bay Biên Hòa và sân bay Long Thành là vùng động lực mới cho phát triển đột phá của tỉnh.

Theo mục tiêu tổng quát tại Dự thảo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai, đến năm 2030, tỉnh sẽ đi đầu trong phát triển công nghiệp hiện đại; là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; là cửa ngõ trung chuyển của miền Nam, lấy Cảng hàng không quốc tế Long Thành làm hạt nhân. Đến năm 2050, Đồng Nai là một trong những cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 được xác định khoảng 10%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 khoảng 14.650 USD. Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2031 - 2050 đạt 6,5 - 7%/năm.

Quy hoạch cũng định hướng xây dựng 5 trung tâm logistics, với một trong số đó là trung tâm phía Bắc sân bay Long Thành. Tại đây, tỉnh đề xuất phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo với quy mô khoảng 300 ha.

Góp ý cho bản Dự thảo Quy hoạch, TS. Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cơ cấu kinh tế của Đồng Nai hiện bị lệch về đầu tư nước ngoài khá lớn, doanh nghiệptrong nước còn ít, mối liên kết giữa hai khu vực này còn mỏng. Do đó, cần phân tích sâu để tìm ra những thay đổi trong cơ cấu kinh tế thời gian tới đây.

Về quan điểm phát triển, TS. Cao Viết Sinh đề nghị Quy hoạch tỉnh Đồng Nai cần bám sát Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đặc biệt lưu ý điểm nhấn và tư duy phát triển.

Tags:

相关文章