【ket qua tran argentina】Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,u ket qua tran argentina Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh; Đại tá Nguyễn Văn Dũng, Phó chính ủy Quân đoàn 4; Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vũ Tiến Điền; Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hớn Quản Quách Thị Ánh đồng chủ trì buổi tọa đàm.
Buổi tọa đàm vinh dự đón tiếp 23 đại biểu là các tướng lĩnh, cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu và giành chiến thắng oanh liệt tại Chốt chặn Tàu Ô cách đây gần 50 năm.
Chốt chặn Tàu Ô - “bức tường thép” trên Đường 13
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh nhấn mạnh: Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thắng lợi chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Chốt chặn Tàu Ô nằm trên Đường 13, dài gần 20km, từ phía Nam thị xã An Lộc đến phía Bắc huyện Chơn Thành, trọng điểm là khu vực Tàu Ô - Xóm Ruộng thuộc địa bàn huyện Hớn Quản ngày nay. Đây là tuyến giao thông huyết mạch, phòng thủ phía Bắc Sài Gòn của Mỹ - ngụy.
Bằng ý chí kiên cường, cùng sự vận dụng sáng tạo các hình thức chiến thuật, ta đã biến chốt chặn Tàu Ô trở thành “bức tường thép” trên Đường 13, tạo sự chia cắt triệt để, bao vây cô lập thị xã An Lộc, bảo vệ địa bàn vùng mới giải phóng Lộc Ninh - Bù Đốp và giành thế chủ động trên chiến trường, tiến tới thắng lợi trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972, góp phần làm nên thắng lợi chung của dân tộc.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh cho rằng: Với sự góp mặt của các tướng lĩnh, chỉ huy, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhân chứng lịch sử đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Tàu Ô năm xưa, buổi tọa đàm mong muốn nhận được những ý kiến, chia sẻ quý giá nhằm làm rõ hơn tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô. Đồng thời đây cũng là dịp để lan tỏa, quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước, cũng như huyện Hớn Quản 50 năm sau chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu khai mạc buổi tọa đàm
Xúc động trước những chiến công, cũng như những hy sinh xương máu của các thế hệ cha anh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh mong muốn, các đại biểu tham dự tọa đàm tiếp tục phân tích, làm rõ thêm một số vấn đề trọng tâm bổ sung thêm tư liệu, chứng cứ mới trong chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô để vận dụng sáng tạo vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như để thực hiện tốt công tác chính sách hậu cần cũng như các chính sách hỗ trợ cho gia đình các thương binh, liệt sĩ.
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hớn Quản Quách Thị Ánh phát biểu chào mừng buổi tọa đàm
Nhiều ý kiến đóng góp quý báu
Tại buổi tọa đàm, đã có nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu liên quan đến vị trí, vai trò của Chốt chặn Tàu Ô trong chiến dịch Nguyễn Huệ; công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; vai trò của lực lượng vũ trang Bình Phước trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 và Chốt chặn Tàu Ô… Đặc biệt, buổi tọa đàm còn nhận được những ý kiến cực kỳ quý báu của các tướng lĩnh, cựu chiến binh đã trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại Chốt chặn Tàu Ô cách đây gần 50 năm.
Đại tá Nguyễn Văn Dũng, Phó chính ủy Quân đoàn 4 điều hành các ý kiến phát biểu thảo luận tại buổi tọa đàm
Chia sẻ trước đông đảo các đại biểu dự tọa đàm, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 xúc động: Với khẩu hiệu “còn một người là một mũi thép tiến công, một tổ là một trụ thép, lấy vũ khí của địch để đánh địch, một người sử dụng nhiều loại vũ khí”, Sư đoàn 7 đã tổ chức đánh hơn 800 trận lớn nhỏ với nhiều hình thức khác nhau, tiêu diệt 8.189 tên địch, bắt 211 tên, bắn rơi và phá hủy 119 máy bay các loại, phá hủy 202 xe các loại, 102 khẩu pháo, thu 390 súng các loại. Địch thiệt hại nặng buộc phải rút chạy khỏi khu vực tác chiến, từ bỏ ý đồ giải tỏa Đường 13.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Phó tư lệnh chính trị Quân đoàn 4 cho rằng, những giá trị to lớn về chiến thuật, chiến dịch của chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô - Chiến dịch Nguyễn Huệ cần tiếp tục được đưa vào các học viện, nhà trường quân đội để nghiên cứu, học tập
Sư đoàn 7 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Bộ tư lệnh Miền trao cờ thưởng luân lưu Quyết chiến quyết thắng có ảnh Bác Hồ lần thứ 2. Tuy nhiên, chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô đã có hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đã ngã xuống.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, những giá trị to lớn về chiến thuật, chiến dịch của chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô - Chiến dịch Nguyễn Huệ cần tiếp tục đưa vào các học viện, nhà trường quân đội để nghiên cứu, học tập. Trong khi đó, đối với chính quyền địa phương các cấp, cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để thế hệ trẻ thấy được tinh thần kiên cường, bất khuất, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 cùng các lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bình Phước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; phát huy tinh thần, ý chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Trong khi đó, theo Đại tá Trần Văn Kiểm, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân đoàn 4 thì chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô thể hiện nghệ thuật quân sự tài tình của Sư đoàn 7. Trong đó, nổi bật có nghệ thuật nghi binh tạo thế, cụ thể để đánh bại các cuộc hành quân của địch, giữ vững chốt trên Đường 13, Sư đoàn bộ binh 7 đã điều chỉnh thế trận chốt và lực lượng cơ động, bên cạnh tập trung giữ vững chốt chiến dịch.
Đại tá Trần Văn Kiểm, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân đoàn 4 khẳng định, chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô thể hiện nghệ thuật quân sự tài tình, linh hoạt của Sư đoàn 7
Về nghệ thuật đánh trận then chốt, trận then chốt đầu tiên của chiến dịch Nguyễn Huệ giành thắng lợi, Lộc Ninh được giải phóng hoàn toàn đã gây kinh hoàng cho quân đội Sài Gòn, Chiến đoàn 52 bỏ căn cứ Đồng Tâm tháo chạy về An Lộc bị Trung đoàn bộ binh 209 chặn đánh tiêu diệt một số lớn tại cầu Cần Lê, buộc địch phải điều lính dù Quân đoàn 3 về tăng cường lên giữ An Lộc, hình thành tuyến ngăn chặn tiến công của ta và Lộc Ninh được giải phóng với dân số 25 ngàn người.
Nghệ thuật chiến đấu chốt chặn kết hợp đánh vận động: Thực hiện “chốt cứng, chặn đứng” giữ vững trận địa dài ngày, không để cho địch cùng xe tăng, xe cơ giới vượt qua khu vực phòng ngự của sư đoàn, tạo thế bao vây chia cắt đánh chặn bộ binh và xe cơ giới địch lên tăng cường cho căn cứ An Lộc, và địch tháo chạy về Chơn Thành, Sài Gòn.
Nghệ thuật vừa chuyển hóa thế trận, lực lượng linh hoạt, vừa kết hợp phòng ngự vững chắc, với vận động tiến công kết hợp chốt và đánh địch ngoài công sự: Để đánh bại các cuộc tiến công của địch giữ vững chốt trên Đường 13, Sư đoàn bộ binh 7 đã điều chỉnh lực lượng thế trận và cơ động lực lượng đánh địch ngoài công sự giữ vững các chốt chiến dịch, đồng thời tổ chức lực lượng thêm các chốt trên Đường 13 buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó, khi tiến công vào các chốt của ta.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại buổi tọa đàm
Đại tá Trần Văn Kiểm cho rằng: Thực tiễn chứng minh khi địch tiến công chốt cống Ông Tề từ 21-5 đến 26-6-1972, sư đoàn điều Trung đoàn 141 từ Tân Khai xuống phối hợp với Trung đoàn 209 phản công địch giữ vững chốt. Khi khu vực chốt Tàu Ô bị địch vây ép mạnh từ 15-7 đến 10-8-1972 có nguy cơ bị địch chiếm, ta kịp thời chuyển lực lượng chủ yếu ra phía sau lưng địch rồi bất ngờ tiến công căn cứ Lai Khê, cùng lúc lực lượng cơ động của Sư đoàn bộ binh 7 phối hợp với Trung đoàn 205 vận động tiến công địch trên đoạn Chơn Thành - Lai Khê khiến quân địch không kịp trở tay. Ngoài ra, ta còn đưa lực lượng tổ chức các chốt cơ động và tiêu diệt gọn 2 tiểu đoàn biệt động quân 35 và 51 từ Biên Hòa lên chi viện, đồng thời tạo thế vững chắc để các lực lượng cơ động xuống phía Nam.
Như vậy, với việc chuyển hóa giữa chốt chính và lực lượng cơ động tiến công địch ngoài công sự nên ta không chỉ giữ vững trận địa mà còn đánh bại mọi nỗ lực hòng mở thông Đường 13 của địch.
相关推荐
- Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- Xe máy cổ trăm triệu, dân chơi không tiếc tiền mua
- 500 triệu mua cả 3 ô tô Bentley, BMW, Mercedes
- Đừng để cơn say làm chủ cuộc đời bạn
- Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- Dấu hiệu cảnh báo hệ thống phanh ô tô đang có vấn đề
- 'Đi bão' siêu xe 26 tỷ không biển số, Tuấn Hưng phạm luật
- Lão nông chế tạo xe đạp chạy bằng máy cắt cỏ 'độc nhất vô nhị'