Video: Ngành nhựa tăng trưởng đáng mơ ước nhưng tạo áp lực lớn lên môi trường
Phát biểu trong phiên thảo luận chiều 31/10 của Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV,ĐBQHNgànhnhựatăngtrưởngđángmơướcnhưngtạoáplựclớnlênmôitrườtruc tiep bong da homnay đại biểu Lê Đào An Xuân (đoàn Phú Yên) nói về vấn đề giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa. Theo đại biểu này, các bộ ngành và địa phương vẫn còn nhiều việc phải làm để thực hiện mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa.
"Thực tế rác thải nhựa đang trở thành vấn nạn lớn, đặc biệt với các tỉnh ven biển",đại biểu Lê Đào An Xuân nhận định.
Theo các con số chưa chính thức từ báo cáo hiện trạng chất thải nhựa 2022 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện, lượng rác thải nhựa phát sinh hàng năm ở Việt Nam là 2,9 triệu tấn, trong đó chỉ có 0,77 triệu tấn được tái chế. Theo một nghiên cứu khác, ngành nhựa Việt Nam tiêu thụ khoảng 5,9 triệu tấn nguyên liệu nhựa nguyên sinh.
"Mức tiêu thụ này cao hơn nhiều so với trung bình thế giới. Mức tăng trưởng ngành này khoảng 10%/năm. Đây là con số tăng trưởng đáng mơ ước với nhiều ngành sản xuất khác nhưng cũng cho thấy áp lực lớn lên môi trường từ nhựa thải nếu ta không có giải pháp",đại biểu Lê Đào An Xuân phân tích.
Theo đại biểu tỉnh Phú Yên, vấn nạn rác thải nhựa không phải mới được nhìn nhận. Có nhiều chính sách được đưa ra với những mục tiêu đầy tham vọng như 100% các cơ sở du lịch lưu trú khách sạn không sử dụng túi nylong khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần, đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% chất thải nhựa phát sinh...
Trong vòng 5 năm liên tiếp từ 2018 đến 2022, Thủ tướng liên tiếp có các văn bản chỉ đạo, tạo hành lang pháp lý và thể hiện sự quyết liệt trong triển khai các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa.
Điều này kéo theo những phong trào thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần, điển hình là các cơ quan Nhà nước thay thế các chai nhựa bằng chai thủy tinh.
Các chương trình truyền thông các phong trào làm sạch bờ biển cũng được triển khai rầm rộ, nhiều dự án khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra các sản phẩm thay thế nhựa dùng một lần và nhựa khó phân hủy, nhiều doanh nghiệp, nhất là ngành du lịch chuyển sang cung cấp vật dụng xanh... như cách xây dựng và định vị thương hiệu.
"Thực tiễn thành công trong việc cấm dùng nhựa ở một số địa phương như Vịnh Hạ Long hay đảo Cù Lao Chàm cho thấy nếu tiếp cận đúng và có giải pháp đúng chúng ta hoàn toàn có thể sớm cấm hoặc hạn chế sử dụng nhựa một lần và các loại nhựa khó phân hủy. Còn nhiều nội dung cần thực hiện trong 2 năm để đạt được mục tiêu đề ra.
Tôi không kiến nghị thêm giải pháp mới, chỉ đề nghị các bộ ngành khẩn trương thực hiện ngay, đúng và đủ các nội dung Thủ tướng chỉ đạo. Đề nghị Quốc hội chỉ đạo Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường trong năm 2024 tổ chức giám sát trách nhiệm, tổ chức thực hiện các quy định về giảm rác thải nhựa được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 để đồng hành với Chính phủ, kịp thời xem xét, kiến nghị khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành mục tiêu góp phần xây dựng Việt Nam xanh",đại biểu Lê Đào An Xuân nói.
Là chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường, đại biểu Lê Đào An Xuân chỉ ra rằng các chính sách và việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu nhựa dùng một lần và nhựa khó phân hủy vẫn còn nhiều hạn chế trong thực tiễn.
"Chúng ta nhắc nhiều đến phân loại, tái chế rác thải nhựa nhưng đến nay chưa có đầy đủ hướng dẫn phân loại rác thải. Công nghệ tái chế sử dụng, tái sử dụng còn rất thô sơ",đại biểu tỉnh Phú Yên phân tích.
Bà Xuân cũng nêu ví dụ vòng đời của chai nhựa từ mục đích sử dụng ban đầu là vật dụng chứa nước, qua nhiều lần tái sử dụng mới vào đến nhà máy tái chế. Tuy nhiên, công đoạn này thiếu sự kiểm soát về chất lượng, độ an toàn. Do đó, nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe người dùng vẫn thường trực.
Đại biểu Lê Đào An Xuân nói thêm: "Chúng ta đề nghị sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường để thay thế nhưng các chính sách khuyến khích sáng tạo, sản xuất, hỗ trợ sản phẩm mới thay thế chưa được hữu hiệu. Các nhà sản xuất mới còn loay hoay tìm cách sống sót giữa quá nhiều sản phẩm nhựa khó phân hủy giá rẻ.
Các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú vừa và nhỏ chưa biết cách chuyển đổi sử dụng sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường. Chính sách thuế hiện hành không phát huy tác dụng giảm sử dụng túi nylon nhưng vẫn chưa được xem xét sửa đổi.
Chỉ thị 33 yêu cầu các cơ quan công sở gương mẫu đi đầu giảm thiểu và tiến tới không sử dụng các sản phẩm nhựa nguy hại tới môi trường nhưng sau bao nhiêu năm, cơ chế mua sắm công vẫn chưa rõ ràng, mới dừng lại ở khuyến khích",đại biểu tỉnh Phú Yên phân tích.
Bên cạnh đó, nữ đại biểu này cũng chỉ ra rằng các hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn sản phẩm nhựa khó phân hủy, các sản phẩm chứa vi nhựa vẫn chưa đầy đủ. Các thảo luận khuyến nghị chính sách giảm rác thải nhựa thì vẫn được các ngành thực hiện đều đặn nhưng hầu như ở dạng trao đổi hoặc hội thảo.