Bệnh nhân được đưa đến Khoa Cấp cứu,ácsĩkhoachạyđuacứungườiđànôngnguykịchsaumũitiêmthắtlưthứ hạng của câu lạc bộ qatar Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, đêm 15/8 trong tình trạng đau bụng dữ dội kèm sốt cao 39 độ C, xuất hiện khối sưng nề, ấn đau vùng thắt lưng.
Người nhà bệnh nhân cho biết cách vào viện hơn 1 tuần, bệnh nhân thấy đau tức vùng thắt lưng phải, tự đến nhà người quen trong làng điều trị bằng phương pháp tiêm thuốc không rõ nguồn gốc (5 ống/ngày) vào hố thắt lưng phải.
Sau 3 ngày, bệnh nhân tiếp tục cắt thuốc nam về uống nhưng không đỡ. Đến ngày thứ 5, tình trạng bệnh nhân xấu đi, cơn đau tăng lên kèm sốt cao liên tục, khi đó mới được gia đình đưa đi cấp cứu.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân có áp-xe cơ thắt lưng chậu có tổn thương mạch máu, nhiều ổ tụ dịch khoang sau phúc mạc, giảm tưởi máu thận phải, sỏi thận, sỏi niệu quản phải, rối loạn tưới máu gan.
Lập tức, khoa Cấp cứu đã mời hội chẩn khẩn cấp từ các chuyên khoa liên quan như chẩn đoán hình ảnh, chấn thương, ngoại tổng hợp, ngoại thận – tiết niệu, nội và ngoại và lãnh đạo bệnh viện. Chỉ định “phẫu thuật cấp cứu” được đưa ra nhằm loại bỏ ổ áp-xe và đặt dẫn lưu.
Tuy ổ áp-xe đã được làm sạch nhưng do thể trạng nhiễm trùng nhiễm độc, bệnh nhân phải chuyển tới Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc sau phẫu thuật và chuyển Khoa Ngoại tổng hợp theo dõi điều trị khi tình trạng ổn định.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết cơ sở này thường xuyên tiếp nhận các trường hợp tiêm thuốc không rõ nguồn gốc nhập viện điều trị. Trong số đó nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch được dùng cho nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thuốc thường làm giảm nhanh các triệu chứng nên lạm dụng corticoid là hiện tượng khá phổ biến. Nhiều bệnh nhân đã gặp phải những tác dụng phụ nặng nề do sử dụng không hợp lý nhóm thuốc này.
Bác sĩ ở TP.HCM nhận hàng trăm cuộc gọi 'cấp cứu trầm cảm'TP.HCM là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai mô hình cấp cứu trầm cảm, trong bối cảnh tỷ lệ người dân gặp rối loạn tâm thần tăng cao sau đại dịch Covid-19.