【bảng xép hạng ngoai hang anh】“Made in China 2025" có giúp duy trì vị trí công xưởng thế giới của Trung Quốc?
Cần giải pháp căn cơ tăng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc | |
Khẩn cấp trao đổi với tỉnh Quảng Tây tháo gỡ ùn tắc nông sản |
Các nhà phân tích cho rằng nếu Trung Quốc muốn dẫn đầu và duy trì vai trò trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới, thì nước này sẽ cần phải nâng cấp. |
Chuyên gia phân tích Anjani Trivedi của hãng Bloomberg nhận định các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vào cuối tháng 12/2021 đã đưa ra một kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất thông minh trong vòng 5 năm, với mục tiêu là số hóa 70% các doanh nghiệp lớn của quốc gia. Trung Quốc giờ đây sẽ tập trung vào việc chế tạo và sở hữu các loại robot công nghiệp, cũng như tiến hành nâng cấp thiết bị và quy trình tiên tiến được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất. Cốt lõi của kế hoạch sản xuất thông minh là tăng doanh thu trong lĩnh vực công nghệ robot (robotic), đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 20% trong vòng 3 năm tới và tăng gấp đôi mật độ robot. Điều này không chỉ xảy ra trong các nhà máy mà sẽ được áp dụng với các nhà kho, các đơn vị đảm nhiệm chức năng hậu cần và một số lĩnh vực liên quan khác, giúp toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc hoạt động theo hướng nâng cao năng suất, bao gồm cả ngành ô tô điện, pin thế hệ mới và thiết bị điện tử.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có ý định tạo ra các công ty nhỏ và vừa, tập trung vào một số lĩnh vực rất cụ thể và có khả năng cạnh tranh toàn cầu cũng như đóng vai trò thiết yếu trong ngành công nghệ. Dựa trên mục tiêu đó, Trung Quốc cũng muốn giảm sự phụ thuộc vào các công ty nước ngoài.
Theo các nhà phân tích của Công ty Daiwa Capital Markets tại Hồng Kông (Trung Quốc), Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin của Trung Quốc đã kêu gọi cải tiến trong các lĩnh vực như bộ phận đảm nhiệm độ chính xác cao, hệ thống servo, bộ điều khiển robot và các khớp nối thông minh tích hợp. Đây là tất cả các thành phần quan trọng, được sử dụng trong các robot tự động hóa công nghiệp, giúp điều khiển chuyển động và các chức năng khác của máy móc.
Mặc dù mục tiêu của kế hoạch "Made in China 2025" có vẻ đầy tham vọng, nhưng những mục tiêu này phù hợp với xu hướng toàn cầu là sự chuyển dịch sang các nhà máy tự động hóa. Năm 2021, trên toàn thế giới, cứ 10.000 lao động thì có 126 robot, tăng gấp đôi so với con số 66 robot của 5 năm trước.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nếu Trung Quốc muốn dẫn đầu và duy trì vai trò trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới, thì nước này sẽ cần phải nâng cấp. Theo thông tin từ cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc, một quan chức của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin gần đây cho biết: "Vẫn còn những lỗ hổng và nền tảng công nghiệp nội địa hiện vẫn yếu kém, chất lượng, độ ổn định và độ tin cậy của các thành phần quan trọng không thể đáp ứng nhu cầu của các loại máy hoàn chỉnh hiệu suất cao".
相关文章
Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
Sáng 31/7, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiê2025-01-10Vào thời thích ứng an toàn, dân tỉnh nào tiền về túi tăng mạnh nhất?
Báo cáo sự phục hồi của thị trường lao động việc làm sau đại dịch Covid-19, đượ2025-01-10Long An: Tăng thu ngân sách qua thanh, kiểm tra chống thất thu thuế
Tăng thu ngân sách gần 50 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra thuếLũy kế 5 tháng đầu năm 2021, tổng thu nội2025-01-10Cao Bằng tuyên truyền về chính sách thuế đối với thươmg mại điện tử
Người nộp thuế làm thủ tục kê khai thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Ảnh: NM.Ông Nguyễn Việ2025-01-10Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
Hơn 10% lượt match và 20% tin nhắn tăng vọt so với thời điểm khác trong năm, đây2025-01-10VietinBank triển khai thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM
Tiếp nối thành công của việc triển khai và cung ứng dịch vụ nộp phí hạ tầ2025-01-10
最新评论