【ket qua tran uc】TP.HCM: Kinh tế tăng trưởng gấp 1,3 lần cả nước

 人参与 | 时间:2025-01-10 23:45:15

tphcm kinh te tang truong gap 13 lan ca nuoc

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Vương Lê

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, TP.HCM duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, đây là một trong những kết quả nổi bật của thành phố trong 2,5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII. Mức tăng trưởng của thành phố năm sau cao hơn năm trước, như năm 2016 đạt 8,05%, năm 2017 đạt 8,25% (năm 2018 ước tăng 8,35%) bình quân 8,2%/năm, gấp khoảng 1,3 lần so với cả nước.

Cùng với đó, kinh tế TP.HCM phát triển theo chiều sâu, giữ vững vai trò trung tâm tài chính của cả nước. Biểu hiện là tỉ lệ đóng góp của năng suất lao động vào tăng trưởng đang tăng dần lên, trong khi đóng góp của yếu tố lao động đang giảm xuống. Cụ thể, năm 2016 tăng năng suất lao động đóng góp 70% và số lương lao động đóng góp 29% vào tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Đến năm 2017 tăng năng suất đóng góp 84% và số lượng lao động đóng góp 15% vào tăng GRDP. Từ năm 2015 đến nay, đã có gần 124.000 doanh nghiệp được cấp phép.

Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực khác như quy hoạch đô thị, chỉnh trang đô thị, văn hóa, giáo dục, y tế… TP.HCM cũng đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, thành phố hiện cũng còn một số hạn chế cần được quan tâm, thảo luận giải pháp giải quyết. Đó là chỉ số cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu và đứng hàng thứ 5 của cả nước. Mặc dù có mức tăng trưởng kinh tế cao song tỷ lệ xuất khẩu của TP.HCM vẫn giữ ở mức 16,8% từ năm 2015 đến nay, so với cả nước vẫn thấp và mức hiện nay lại thấp hơn nhiều so với năm 2011 (trên 40%).

Tăng trưởng kinh tế với mục tiêu 8-8,5% thì với tốc độ hiện nay chỉ nằm được ở khoảng giữa, không tiệm cận được lên tới 8,5%.

Đề cập đến kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện 7 chương trình đột phá của thành phố, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được thì còn nổi bật 3 hạn chế đó là: Tình trạng thiếu vốn, giải phóng mặt bằng chậm, trật tự kỷ cương quản lý nhà nước và sự tham gia của người dân trong các dự án liên quan còn hạn chế.

Chẳng hạn như từ đầu nhiệm kỳ đến nay sau 2,5 năm có 59 cửa xả, 75 địa điểm cống thoát nước và 398 vị trí cống thoát nước bị lấn chiếm nhưng đến nay vẫn còn 48 cửa xả, 361 vị trí cống thoát nước bị lấn chiếm chưa giải quyết xong. "Tỉ lệ giảm như vậy là chưa cao. Trong việc này, trách nhiệm kỷ cương và trách nhiệm tham gia của người dân là rất lớn", Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, trong 4 ngày (từ 4 - 6/7) diễn ra hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã đề nghị các đại biểu thảo luận sâu để triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn 7 chương trình đột phá. Cụ thể, các đại biểu sẽ thảo luận giải pháp thay đổi phương thức triển khai các chương trình. Theo đó mỗi chương trình phải có Chủ tịch hoặc một Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách, thường vụ thành ủy cũng phân công người tham gia.

Cùng với đó, để từng chương trình có hiệu quả cao, có tính đột phá thì phải ứng dụng công nghệ mới trong từng chương trình đột phá. Chẳng hạn để giảm kẹt xe, ngoài các giải pháp cứng về cầu đường thì các giải pháp mềm là thực hiện điều tiết thông minh, nhà giữ xe thông minh trên toàn thành phố cũng rất cần thiết.

Đồng thời, phải đảm bảo vốn, phải ưu tiên vốn, đẩy mạnh xã hội hóa một cách quyết liệt. Nâng cao vai trò của người dân tham gia vào các chương trình đột phá. Vận động người dân không xả rác để hạn chế ngập, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt, phải có thay đổi đột phá về trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước từ vấn đề xây dựng không phép, trái phép, xử lý an toàn giao thông trên đường, xử lý rác…

Đặc biệt, TP.HCM có cơ chế động viên cán bộ, công chức làm việc hiệu quả thông qua chính sách tăng thêm thu nhập. Vì vậy, trong quý 3/2018, TP.HCM phải áp dụng cơ chế này, tạo sự thay đổi đột phá trong việc triển khai các chương trình đột phá, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu.

顶: 6992踩: 9