Người nào có hơn 250 đại biểu không tín nhiệm sẽ bị cách chức
Theôngkhaikếtquảbầuphiếutínnhiệmlãnhđạocấhình nền tottenhamo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, đây là lần đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Các chức danh thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi giải trình về kết quả công tác, cũng như việc tuân thủ pháp luật, đạo đức, lối sống của mình tới các đại biểu quốc hội 20 ngày trước khi lấy phiếu để các đại biểu có thời gian xem xét, đánh giá. Ngoài ra, các văn bản đánh giá, giám sát chuyên đề của các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội về những vấn đề thuộc các ngành, lĩnh vực của các chức danh được lấy phiếu cũng là một kênh thông tin để các đại biểu tham khảo, lựa chọn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, đã lấy phiếu thì phải tính đến bỏ phiếu tín nhiệm. Khi bỏ phiếu thì phải phối hợp với Ban Tổ chức trung ương Đảng để chuẩn bị ngay người thay thế. "Đã làm tờ trình bỏ phiếu thì trong túi phải có ngay tờ trình để bầu luôn vào ngày hôm sau. Đưa ra bỏ phiếu ông A thì phải có ông B thay. Quyền lực phải liên tục", Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được đánh giá có nhiều điểm đổi mới trong hoạt động của Quốc hội kỳ này. |
Với người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" hoặc 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp", Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm chậm nhất tại kỳ họp tiếp theo, trừ trường hợp người đó có đơn xin từ chức.
Trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, HĐND bỏ phiếu "không tín nhiệm" thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức.
Xem xét thông qua Luật KHCN sửa đổi
Trong thời gian khoảng 1 tháng của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 10 dự án luật, 1 Nghị quyết; cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và 7 dự án luật khác.
Theo nội dung được công bố, Các dự án luật và Nghị quyết sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật hòa giải cơ sở; Luật đất đai sửa đổi; Luật phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai; Luật phòng, chống khủng bố; Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật giáo dục quốc phòng-an ninh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp và Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 203 của Quốc hội.
Các dự án luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến, gồm Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; Luật Tiếp công dân; Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Luật đấu thầu (sửa đổi); Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Luật việc làm.
Đáng chú ý, tiếp tục thực hiện Nghị quyết về đổi mới các hoạt động của Quốc hội, Kỳ họp thứ 5 sẽ dành 9 ngày truyền hình và phát thanh trực tiếp các nội dung được đông đảo nhân dân quan tâm như: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi...
Kỳ họp Quốc hội sẽ khai mạc ngày 20/5 và bế mạc ngày 21/6.
Lê Kiên