游客发表

【bảng tỷ số ngoại hạng anh】Chỉ số giá bán buôn tại Nhật Bản cao kỷ lục trong 13 năm

发帖时间:2025-01-10 20:01:33

Tăng tháng thứ 7 liên tiếp

TheỉsốgiábánbuôntạiNhậtBảncaokỷlụctrongnăbảng tỷ số ngoại hạng anho số liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), chỉ số giá hàng hóa doanh nghiệp (CGPI), chỉ số theo dõi mức giá mà các công ty cung cấp theo hình thức B2B đối với hàng hóa tại Nhật Bản đã tăng 6,3% vào tháng 9/2021 so với một năm trước đó. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 9/2008, vượt mức dự báo của thị trường ở mức 5,9% và là tháng tăng thứ 7 liên tiếp của chỉ số này.

Trước đó, theo thăm dò của Reuter thực hiện đối với thị trường Nhật Bản, giá bán buôn của Nhật Bản tăng 0,3% trong tháng 9/2021 so với tháng liền kề. CGPI tại Nhật Bản cũng đã tăng 5,5% vào tháng 8.

Chỉ số giá bán buôn tại Nhật Bản cao kỷ lục trong 13 năm
Ảnh: minh họa

Nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng trên là do giá nhiên liệu và nhiều nhóm hàng tăng, đặc biệt là giá than và dầu khí. Thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khi giá than thế giới đã tăng 110% so với cùng kỳ năm trước và tăng 75% so với đầu năm nay. Giá dầu WTI/USD tăng đã đẩy chi phí xăng dầu và than đá tăng 32,4% trong tháng 9, trong khi giá sản phẩm gỗ tăng 48,3% tại Nhật Bản. Điều này khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tại Nhật Bản, quốc gia phải nhập khẩu hầu hết nhiên liệu đã tăng cao trong thời gian qua. Bên cạnh đó, đồng Yên yếu cũng khiến giá nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao hơn.

Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản cần thêm động lực để phục hồi sau đại dịch Covid-19 thì đây rõ ràng là tín hiệu không vui đối với nền kinh tế thứ ba thế giới. Các chuyên gia kinh tế nhận định, chi phí đầu vào tăng đang gây thêm căng thẳng cho các nhà sản xuất vốn bị ảnh hưởng bởi hạn chế về nguồn cung do các biện pháp phong tỏa, giãn cách nhằm đối phó với đại dịch, đồng thời điều này sẽ làm mờ đi triển vọng phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu để giảm bớt tác động từ tiêu dùng nội địa yếu.

Mari Iwashita, chuyên gia kinh tế thị trường trưởng tại Daiwa Securities, cho biết: “Giá trị đồng yên giảm và chi phí năng lượng tăng có thể là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Nhật Bản".

Tăng giá bán buôn khiến hoạt động của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi mà chỉ số giá tiêu dùng không tăng khiến các doanh nghiệp không thể tăng giá bán sản phẩm ra thị trường. Toru Suehiro, nhà kinh tế học cấp cao tại Daiwa Securities, cho biết: "Nếu chi phí nguyên liệu tăng nhanh, các công ty bán giá hàng hóa cuối cùng sẽ bị giảm lợi nhuận".

Theo Shunpei Fuiita, chuyên gia kinh tế tại Mitsubishi UFJ Research and Consulting, lạm phát hàng hóa bán buôn phản ánh mức tăng giá của nhiều loại hàng hóa từ các sản phẩm xăng dầu, hóa chất, thép và các kim loại khác. Đây là kết quả tổng hợp của các yếu tố đẩy giá tăng, từ căng thẳng cung – cầu đến yếu tố mùa vụ, tác động của dịch bệnh và các chính sách phục hồi đang được ráo riết thực hiện trên khắp châu Á. Kết quả là giá đang tăng lên ở nhiều nhóm sản phẩm quan trọng cho quá trình “tái thiết kinh tế” hậu dịch bệnh.

Giá hàng hóa tăng trong bối cảnh cầu vượt cung, đặc biệt là nhóm hàng năng lượng khi mùa đông đến gần, làm tăng quan ngại về lạm phát cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế cần nhiều trợ lực để phục hồi sau những tổn thất vì dịch bệnh, BoJ dự kiến vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp kích thích tiền tệ trong tương lai gần. Những nỗ lực bổ sung nguồn năng lượng tái tạo bằng các dự án mới cũng được kỳ vọng giúp Nhật Bản điều tiết tốt hơn giá năng lượng theo hướng bền vững trong tương lai.

Chỉ số giá tiêu dùng giảm nhẹ

Trước việc tăng chỉ số giá bán buôn hàng hóa, các nhà phân tích vẫn nghi ngờ việc tăng giá bán buôn làm tăng lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản, như đã thấy ở các nền kinh tế khác. Thực tế điều đó đã không xảy ra, Atsushi Takeda, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Itochu cho biết: “Hầu hết việc tăng giá bán buôn sẽ được các công ty hấp thụ với tác động đến người tiêu dùng có thể là thấp, chẳng hạn như chi phí xăng dầu cao hơn”.

Chỉ số giá tiêu dùng tại Nhật Bản đã giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 8 năm 2021. Đây là lần lạm phát giá tiêu dùng thứ 11 liên tiếp, trong bối cảnh tiêu thụ suy yếu do đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Giá lương thực giảm 1,1% sau khi giảm 0,6% trong tháng 7 năm 2021.

Ngoài ra, chi phí giao thông và liên lạc giảm với tốc độ cao hơn (-6,6% so với -5,4% so với tháng 7), chăm sóc y tế giảm (-0,1% so với -0,5%). Ngược lại, chi phí gia tăng đối với nhà ở (0,7% so với 0,6%), nhiên liệu, ánh sáng và nước (2,5% so với 2,2%), đồ nội thất và đồ dùng gia đình (2,9% so với 2,4%), văn hóa và giải trí (3,7% so với 1,9 %), giáo dục (1,2% so với 1,1%), và các lĩnh vực khác (1,2% so với 1,2%)./.

    热门排行

    友情链接