【lịch bóng đá tối hôm nay】Còn nhiều thách thức trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước

World Cup 2025-01-11 23:41:59 74444

con nhieu thach thuc trong doi moi doanh nghiep nha nuoc

Cần thay đổi thực chất về thể chế,ònnhiềutháchthứctrongđổimớidoanhnghiệpnhànướlịch bóng đá tối hôm nay cơ chế và cách thức triển khai đổi mới DNNN. Ảnh: S.T.

Đổi mới DNNN là yêu cầu cấp bách

Kể từ năm 2001, vấn đề cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đã được đưa vào Nghị quyết số 05-NQ/TW “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN” của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX và sau đó cũng đã có nhiều nghị quyết, kết luận bổ sung về vấn đề này được ban hành. Theo đó, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ chỗ cả nước có hơn 12.000 DN 100% vốn nhà nước, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 DN 100% vốn nhà nước, và đến thời điểm tháng 10/2016 chỉ còn 718 DN 100% vốn nhà nước.

Mặc dù vậy, theo đánh giá chung, đến nay DNNN vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư, nhiều DN làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực… Chính vì thế, việc đổi mới DNNN hiện vẫn là yêu cầu cấp bách.

Mới đây, đề án Tái cơ cấu DNNN trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020 vừa được Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu nhằm thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh…; thực hiện công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn, không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản Nhà nước. Tới đây, Nghị quyết chuyên đề về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN cũng sẽ được ban hành với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi hầu hết DNNN thành DN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là DN cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, đồng thời tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn, tổng công ty, DN, các dự án, công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, kể cả bằng biện pháp giải thể, phá sản.

Nhận định về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc đặt mục tiêu chuyển hầu hết DNNN thành công ty cổ phần thể hiện quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước ta trong đổi mới, cơ cấu lại khu vực DNNN, nhưng có nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay. Theo ông Hiếu, thực tế 10 năm qua cho thấy, cổ phần hóa luôn chậm so với yêu cầu. Chất lượng cổ phần hóa còn thấp. Nhiều mục tiêu quan trọng chưa đạt được, trước hết là mục tiêu thu hút đầu tư tư nhân và giảm tỷ trọng cổ phần nhà nước tại DN theo quy định.

Theo đó, về số lượng và tiến độ, những năm 2007-2010 cổ phần hóa DNNN chỉ đạt 30% kế hoạch, giai đoạn 2011-2015 đạt 93% kế hoạch, nhưng đáng chú ý là có tới một nửa số DN được phê duyệt phương án cổ phần hóa vào năm 2015, là năm cuối của kỳ kế hoạch và cả năm 2016 chỉ cổ phần hóa được 56 DN. Về chất lượng, hầu hết các DN cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015 không đạt kế hoạch thoái vốn nhà nước theo phương án đã được phê duyệt. Tỷ lệ cổ phần Nhà nước sau cổ phần hóa luôn cao hơn so với quy định (ở các mức trên 75%, 50-65%, dưới 50% vốn điều lệ). Nhiều DN cổ phần hóa chỉ có cổ phần nhà nước và cổ phần của người lao động, thậm chí cổ phần nhà nước lên đến 99% vốn điều lệ. Nhà nước vẫn phải duy trì cổ phần tại DN không thuộc diện Nhà nước phải nắm giữ cổ phần.

Mua cổ phần vì đất vàng?

Đánh giá về vấn đề này, TS. Lê Anh Duy, trường Đại học Sài Gòn cho rằng, mặc dù đạt được những kết quả ban đầu, song thực tế đang cho thấy, công tác cổ phần hóa đang xuất hiện những “lỗ hổng” làm thất thoát một lượng lớn vốn Nhà nước, theo đó, nhiều DNNN bị “thâu tóm” bởi các DN trái ngành. Theo TS. Lê Anh Duy, câu chuyện Hãng Phim truyện Việt Nam trở thành sở hữu của một DN kinh doanh vận tải đường thủy mới đây tiếp tục hâm nóng lại việc các DNNN bị "thâu tóm" bởi các DN có lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn xa lạ và câu hỏi cũ lại được nhắc lại là chủ mới quan tâm đến ngành nghề của DN được cổ phần hóa hay quan tâm đến diện tích đất mà các DN này đang quản lý, sử dụng? TS. Lê Anh Duy cho rằng, những thương vụ mua cổ phần với tư cách "cổ đông chiến lược" như nêu trên đơn giản là cuộc thâu tóm DN của các đại gia và mục tiêu mà họ hướng đến có lẽ chính là diện tích đất "vàng" mà các DNNN được cổ phần hóa đang sử dụng. Có thể thấy, việc mua bán, sáp nhập DNNN gắn với các lợi ích về đất đai đang được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn là tăng cường năng lực quản trị của DNNN sau cổ phần hóa.

Liên quan đến vấn đề này, đầu năm 2017, Bộ Tài chính cũng đã có công văn số 2000/BTC-TTr ngày 15/2/2017 gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất thanh tra 60 trường hợp DNNN, DNNN sau cổ phần hóa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN khi cổ phần hóa và không thực hiện đấu giá khi cổ phần hóa.

Trong giai đoạn 2016-2020, theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta sẽ thực hiện sắp xếp 240 DNNN, trong đó cổ phần hóa 137 DN, bao gồm: 4 DN có cổ phần nhà nước trên 65% vốn điều lệ, 27 DN Nhà nước nắm giữ từ 50 đến dưới 65% vốn điều lệ, 106 DN Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Theo ông Phan Đức Hiếu, muốn thực hiện đúng và đầy đủ tiêu chí thoái vốn nhà nước tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, ước tính giá trị vốn nhà nước tại 137 DN cần bán cho các nhà đầu tư bên ngoài lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Vì vậy, nếu không có thay đổi thực chất về thể chế, cơ chế và cách thức triển khai thì việc thực hiện chương trình cổ phần hóa DNNN 2016-2020 sẽ tiếp tục gặp phải những khó khăn như thực tiễn diễn ra 10 năm qua.

Về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới DNNN, tại hội thảo về đổi mới DNNN, phát triển kinh tế tư nhân mới được tổ chức, TS. Nguyễn Đại Lai, chuyên gia tài chính - ngân hàng cũng cho rằng, mọi tài sản của Nhà nước và của công đều là tài sản của nhân dân một cách có địa chỉ và có tổ chức. Với quan điểm đó, Nhà nước cần phải sớm xây dựng và ban hành Luật CPH DNNN để tạo lối ra cho quá trình CPH bằng cách Luật pháp hoá những tư duy chiến lược và quan điểm hành động như Hiến pháp. Đồng quan điểm, TS. Lê Anh Duy cũng nhấn mạnh cần khẩn trương soạn thảo, ban hành Luật Thúc đẩy cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước khỏi DN.

Ông Phan Đức Hiếu cũng nhấn mạnh, vấn đề quan trọng không nằm ở số lượng DN chuyển đổi, mà là đóng góp thực sự tích cực và hiệu quả của cổ phần hóa và cải cách DNNN vào tái cơ cấu kinh tế cũng như sự phát triển chung của đất nước. Do đó, trong giai đoạn 2016-2020 cần có các giải pháp căn bản hơn như cải thiện quản trị DNNN theo chuẩn mực quốc tế, áp đặt kỷ luật thị trường và kỷ luật tài chính đối với DNNN. Bên cạnh đó, cần thay đổi căn bản cơ chế quản lý của chủ sở hữu Nhà nước, loại bỏ những ưu đãi, lợi thế của DNNN, xác định lại vai trò của DNNN trong thể chế kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân và đảm bảo một cơ cấu hợp lý của DNNN trong nền kinh tế theo thông lệ kinh tế thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian tới, có thể và cần giảm tỷ trọng của DNNN trong GDP từ mức hơn 30% GDP hiện nay xuống còn khoảng 10 - 15% GDP và không nên để quá nhiều DN Nhà nước nắm cổ phần quá cao. Như vậy, cải cách khu vực kinh tế nhà nước và DNNN không phải là làm suy yếu, mà là đổi mới phương thức quản lý và làm tăng hiệu quả hoạt động, củng cố vai trò của khu vực này trong nền kinh tế, tập trung vào những lĩnh vực hoạt động chủ đạo của các DNNN.

Ngày 3/6/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 là cơ cấu lại, đổi mới DNNN trên cơ sở các tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực. Kế hoạch hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn.

Tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các dự án, công trình đầu tư của DNNN kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

Phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp. Chậm nhất đến năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Và mục tiêu đến năm 2030 là hầu hết các DNNN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần. Trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại tương đương với các nước trong khu vực; đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/496d791645.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng

'Lột vỏ' Xiaomi gập, giá linh kiện thay màn hình 'rẻ như đồ chơi'

Nvidia hoãn ra mắt chip AI mới do lỗi thiết kế

BHXH Việt Nam tập trung, quyết liệt triển khai công tác chuyển đổi số

Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu

Cách reset tai nghe bluetooth đơn giản

BHXH Việt Nam tập trung, quyết liệt triển khai công tác chuyển đổi số

Thị trường điện máy chững lại, FPT Shop ra quyết định bất ngờ

友情链接