Qua 1 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,ĐồngTháptháogỡcácđiểmnghẽntriểnkhaiĐềábd kq a định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), đến nay, Đồng Tháp đã đạt được kết quả trên các lĩnh vực. Tỉnh Đồng Tháp đã tích hợp, cung cấp được gần 1.400 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố thực hiện khai thác thông tin về cư trú có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện tiếp nhận thủ tục hành chính (TTHC), kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh việc yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy xác nhận thông tin về cư trú trong tiếp nhận TTHC của cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp. Tỉnh Đồng Tháp đã tích hợp, cung cấp được gần 1.400 dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình và một phần trên Cổng DVC Quốc gia; cung cấp DVC trực tuyến trên Cổng DVC tỉnh, cụ thể: 815 DVC toàn trình (đạt 46,86%) và 574 DVC một phần (đạt 33%); tích hợp, cung cấp 100% TTHC có đủ điều kiện lên DVC trực tuyến toàn trình trên Cổng DVC Quốc gia. Về thực hiện 25 DVC thiết yếu, tỉnh đã triển khai trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh 6/25 DVC, các DVC còn lại được triển khai trên Hệ thống của các bộ, ngành Trung ương. Các DVC triển khai trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đều đã được tích hợp với Cổng DVC Quốc gia và các hệ thống chuyên ngành của bộ. Đối với 28 DVC thiết yếu theo Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có 2/28 DVC đã được đưa lên Hệ thống giải quyết TTHC của tỉnh và có tích hợp với Cổng DVC Quốc gia gồm: Thủ tục cấp Giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ: có 75% hồ sơ nộp trực tuyến, số hóa được 75% kết quả giải quyết TTHC; thủ tục “Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” đã triển khai DVC trực tuyến toàn trình và tích hợp với Cổng DVC của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 26 DVC thiết yếu còn lại được thực hiện trên Hệ thống của bộ, ngành Trung ương. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 191 ngày 3/3/2022 về kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 62%, tỷ lệ hồ sơ TTHC được số hóa thành phần và kết quả giải quyết TTHC đạt 54,69%. Phần mềm quản lý văn bản điều hành triển khai tập trung và gửi nhận văn bản liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã. Năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã phát hành gần 221.500 văn bản dưới hình thức điện tử có thực hiện ký số theo quy định. Tỷ lệ phát hành hoàn toàn văn bản điện tử là 98%, 2% phát hành song song văn bản giấy và văn bản điện tử. 100% cơ quan nhà nước đều triển khai thực hiện hồ sơ công việc trên môi trường điện tử... Nhìn chung, tiến độ triển khai thực hiện Công văn số 452 ngày 23/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan trong thực hiện Đề án 06 của tỉnh đến nay cơ bản đảm bảo yêu cầu với tổng nhiệm vụ được giao tại các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai Đề án 06 là 106 nhiệm vụ. Trong đó, tổng số nhiệm vụ đã hoàn thành 41; tổng số nhiệm vụ chưa hoàn thành 14; tổng số nhiệm vụ thực hiện thường xuyên 18; tổng số nhiệm vụ đang triển khai 33. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ của Đề án, không để bị chậm, trễ làm ảnh hưởng mục tiêu chung. Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế như việc triển khai thực hiện DVC trực tuyến đôi lúc chưa đáp ứng yêu cầu theo tiến độ, một phần giao diện có nhiều thay đổi, điều chỉnh; công dân chưa thay đổi thói quen làm việc trên môi trường điện tử, khả năng hạn chế trong tiếp cận công nghệ thông tin; tâm lý chưa an tâm về tính an toàn, bảo mật của các giấy tờ khi thực hiện DVC; quá trình thao tác thực hiện có nhiều vướng mắc, bất cập, đính kèm file lên hệ thống còn chậm, giới hạn về dung lượng; thời gian đồng bộ thông tin giữa Cổng DVC Quốc gia với phần mềm chuyên ngành của các đơn vị, địa phương còn chậm. Tốc độ đường truyền có lúc chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, gián đoạn, nhất là thời điểm có nhiều người dân cùng thực hiện trên Cổng DVC trực tuyến... Qua đó, tỉnh kiến nghị bộ, Văn phòng Chính phủ có sự phân chia lộ trình phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương kết nối, tích hợp. Đồng thời đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công an trang bị thêm các phương tiện, công cụ hỗ trợ cho công tác thực hiện Đề án 06 cho địa phương; các bộ, ngành Trung ương sớm có hướng dẫn cụ thể cho các sở, ngành tỉnh trong việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu về quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhật Anh (Báo Đồng Tháp) |