当前位置:首页 > Thể thao

【kèo liver vs mu】Giảm cấp phó bằng cách bỏ quy định “mềm”

Quy định “mềm” cho phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng cấp phó trong một số trường hợp của dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) đã gặp phải nhiều phản ứng của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận ngày 1-6.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý.

Quy định tạo kẽ hở tăng cấp phó

Ngày 1-6,mềmkèo liver vs mu Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày cho biết, có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ trong Luật số lượng cấp phó ở bộ, cơ quan ngang bộ và các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho xác định rõ số lượng tối đa Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là không quá 5, trong đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao là không quá 6 (khoản 2 Điều 38); số lượng cấp phó của tổng cục là không quá 4; số lượng cấp phó của cục, vụ, văn phòng, thanh tra và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là không quá 3 (khoản 2 Điều 40).

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định: trong trường hợp đặc biệt do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc tăng số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định này như tại khoản 2 Điều 38 của Dự thảo Luật.

Tuy nhiên, tại phiên thảo luận cuối cùng này, nhiều đại biểu cho rằng, không nên đưa thêm quy định bổ sung, vì nó sẽ tạo kẽ hở cho việc tăng cấp phó của các cơ quan thuộc Chính phủ.

Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) cho rằng quy định nội dung này trong luật dễ dẫn đến tùy tiện khi vận dụng để tăng số lượng thứ trưởng, không phù hợp quy định cụ thể của luật.

Còn theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội), nếu Quốc hội không quy định rõ số lượng cấp phó của Chính phủ gồm phó thủ tướng, các thứ trưởng các bộ, ngành thì sẽ khó bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm sự giám sát của nhân dân và việc quản lý hệ thống hành chính tinh gọn, hiệu quả, tiết kiệm của Chính phủ.

Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), việc quy định “cứng” số lượng cấp phó trong dự thảo luật là cần thiết, nhưng ông không đồng tình với quy định “mềm” phía dưới. “Tôi đề nghị phải bỏ chỗ này. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, không thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại quyết cao hơn Quốc hội nữa”.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nói: “Tôi nghĩ rằng nếu trường hợp muốn bổ nhiệm thêm tất cả sẽ chui vào trường hợp đặc biệt. Bởi vì, trường hợp đặc biệt là đều có thể giải quyết được”.

Còn đại biểu Bùi Thị An (TP Hà Nội) lại cho rằng nên quy định số lượng cấp phó “cứng” cho tất cả các bộ, không nên để một số bộ nhiều hơn, vì bộ nào cũng quan trọng.

Giảm cấp phó góp phần tinh giản biên chế

Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) cũng đồng tình với quan điểm của các đại biểu trên, và cho rằng mọi quy định trong luật phải rõ ràng minh bạch, hạn chế tối đa những quy định mở, dễ dẫn đến vận dụng theo kiểu a cũng đúng và ngược lại b cũng không sai.

Theo đại biểu này, để góp phần tinh giản biên chế, cần hạn chế số lượng cấp phó một cách tối đa kể cả với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao. Đại biểu Khanh viện dẫn một số nước, Bộ Ngoại giao cũng không có thứ trưởng mà chỉ có trợ lý. Một số nước đông dân hơn ta, nhưng họ chỉ có Tổng thống và một phó Tổng thống. Tổng thống của họ vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa gánh trọng trách của Thủ tướng Chính phủ.

“Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam nếu cứ giảm đi 1/3 cấp phó so với quy định trong dự thảo luật, chắc chắn bộ máy sẽ vận hành tốt hơn, năng lực trình độ của người đứng đầu bộ, ngang bộ cũng có điều kiện thể hiện rõ hơn, phát huy được cao hơn”, đại biểu Khanh nói.

Đại biểu Chu Sơn Hà (TP Hà Nội) đồng ý với dự thảo Luật mỗi bộ tối đa có 5 Thứ trưởng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có 6 Thứ trưởng. Riêng Bộ Ngoại giao, vì nhiệm vụ liên quan đến quan hệ quốc tế, do đó số lượng Thứ trưởng của Bộ Ngoại giao phụ thuộc vào quan hệ quốc tế. Đại biểu đề nghị Quốc hội ghi mềm ở chế định này, đó là số lượng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ do Chính phủ đề nghị căn cứ trên hoạt động đối ngoại của nhà nước và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận.

Tuy nhiên, quan điểm này đã bị đại biểu Nguyễn Xuân Tỷ (Bến Tre) phản đối. Đại biểu này cho rằng Bộ Ngoại giao chỉ cần 6 Thứ trưởng, còn nếu nói do yêu cầu bên ngoài để mà bố trí thêm Thứ trưởng ngoại giao là không phù hợp. Nếu không, có khi lên vài chục Thứ trưởng thì sao?

Để giảm cấp phó, đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) đề nghị nâng quyền, trách nhiệm của Cục trưởng, Vụ trưởng, Tổng cục trưởng. Lâu nay chúng ta thường phân một Phó, một Thứ trưởng, hoặc một Phó Thủ trưởng cấp bộ, Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách một mảng công việc, cho nên khi đi họp hoặc làm việc khác thì không nắm được nên không tham gia được ý kiến xác đáng. Đại biểu này đề nghị phải nâng vai trò, trách nhiệm quản lý của cấp phó. Khi đã là Thứ trưởng, thì phải tham gia và nắm toàn bộ, toàn cục lĩnh vực của bộ, ngành mình, khi có chuyên sâu đã phân quyền cho cấp cục, vụ.

Trách nhiệm của Thủ tướng phải tương xứng quyền hạn

Theo đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam), trong dự thảo luật quy định về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ chỉ bao gồm trách nhiệm báo cáo công tác mà không có trách nhiệm khác. Theo ông, về lô gích trách nhiệm phải tương xứng với quyền hạn, nhiệm vụ trong khi quy định các quyền hạn, nhiệm vụ cho Thủ tướng Chính phủ khá rộng ở Điều 28 thì phần trách nhiệm lại chỉ dừng lại ở trách nhiệm báo cáo.

Trong khi đó tại Điều 37 khi quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thì quy định rất rõ hai phần.

Đồng tình với đại biểu Tiến, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng rất lớn, trách nhiệm rất nhỏ, nếu chỉ có báo cáo trước Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Chủ tịch nước hoặc ủy quyền, như vậy trách nhiệm quá nhỏ trong khi đó quyền hạn quá lớn. Đại biểu này đề nghị bổ sung thêm về trách nhiệm của Chính phủ gồm: Một, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ Quốc hội giao. Hai, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng và lãng phí. Ba, trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (TP. Cần Thơ) đề nghị bổ sung cụm từ “trách nhiệm” của Thủ tướng Chính phủ trong dự thảo thành "Về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ".

Theo đại biểu Tiếp, Chính phủ người đứng đầu là Thủ tướng phải có trách nhiệm lãnh đạo thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, chống lãng phí trong bộ máy nhà nước và các hoạt động kinh tế, xã hội. Thủ tướng Chính phủ phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, cá nhân tham nhũng hoặc các cơ quan để xảy ra tham nhũng, lãng phí.

Khoản 1, Điều 29, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ quy định thực hiện báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Trường hợp vắng mặt thì ủy quyền cho Phó Thủ tướng thực hiện.

Theo đại biểu Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ), đối với công tác của Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ có thể ủy quyền cho các Phó Thủ tướng báo cáo thay mình. Tuy nhiên, đối với trách nhiệm báo cáo công tác cá nhân của Thủ tướng Chính phủ thì không thể ủy quyền cho bất cứ ai mà Thủ tướng phải trực tiếp báo cáo hoặc trực tiếp báo cáo. Vì vậy, đại biểu này đề nghị tách Khoản 1 điều này thành 2 khoản để quy định cụ thể hơn.

Đây là phiên thảo luận cuối cùng, dự kiến Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ sửa đổi sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 19-6 tới.

Theo HỒNG VÂN/NDĐT

分享到: