88Point88Point

【tỷ số trận ac milan】Cả làng góp tiền cho đi học, nam sinh từ chức giám đốc về quê báo ơn

(VTC News) -

Biết ơn dân làng đã góp tiền cho vào đại học,ảlànggóptiềnchođihọcnamsinhtừchứcgiámđốcvềquêbáoơtỷ số trận ac milan Hồ Thi Trạch (SN 1983, Trung Quốc) sau khi thành tài ở thành phố chọn trở về quê hương báo đáp ân tình năm xưa.

Sinh ra trong gia đình nghèo khó tại làng Từ Than, thị trấn Tân Trúc, huyện Định An, tỉnh Hải Nam, nhưng Hồ Thi Trạch luôn chăm chỉ và ấp ủ ước mơ vào đại học.

Năm 2002, Hồ Thi Trạch đạt được điểm số cao trong kỳ thi đại học và đỗ vào chuyên ngành kỹ thuật thông tin điện tại Đại học Diễm Sơn. Vui mừng chẳng được lâu thì nỗi lo ập tới, Trạch nghĩ đến việc không đi học để giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Thời điểm đó, Trạch là người đầu tiên của làng Từ Than trúng tuyển đại học, trở thành niềm tự hào của cả làng. Khi biết tin Trạch định từ bỏ ước mơ, cả làng đã kêu gọi nhau gom góp cho anh 20 NDT (tương đương khoảng 70.000 đồng) để chi trả học phí ban đầu. So với thời điểm hiện tại, đây chỉ là số tiền nhỏ nhưng tại thời điểm đó, số tiền này khá lớn, chắp cánh cho ước mơ của cậu bé làng quê nghèo.

Có số tiền đó, Trạch thuận lợi nhập học. Luôn đau đáu ý nghĩ phải đền đáp tình cảm của dân làng, Trạch cố gắng học tốt để thành tài. Dù vừa làm thêm vừa học không dễ dàng nhưng anh chưa bao giờ bỏ học hay trốn tiết. Anh muốn tận dụng mọi cơ hội để học.

Hồ Thi Trách luôn ấp ủ dự định về quê trả ơn dân làng. (Ảnh: Baidu)

 Hồ Thi Trách luôn ấp ủ dự định về quê trả ơn dân làng. (Ảnh: Baidu)

Sau 4 năm đèn sách, chàng trai làng Từ Than xuất sắc tốt nghiệp đại học và được mời vào một công ty công nghệ ở Thượng Hải làm việc. Trạch làm việc không biết mệt mỏi vì muốn thành công sớm nhất có thể. Nỗ lực của anh được đền đáp không lâu sau đó khi được bổ nhiệm làm giám đốc khu vực với mức lương cao.

Năm 2015, Hồ Thi Trạch nghỉ việc với mong muốn về quê khởi nghiệp. Quyết định này khiến đồng nghiệp anh bất ngờ vì không ai muốn từ bỏ vị trí giám đốc để về quê bắt đầu lại từ con số 0. Dù được nhiều người ngăn cản nhưng Trạch vẫn quyết tâm trở về.

Sau khi về làng Từ Than, Trạch nảy ra ý tưởng khởi nghiệp, phát triển kinh tế rừng và trồng trọt sinh thái. Anh đứng ra thành lập hợp tác xã chuyên nghiệp về tham quan và du lịch làng quê. Mô hình này ngày càng thu hút nhiều người dân thành phố đến trải nghiệm, đặc biệt là các phụ huynh đưa con đến tiếp xúc với thiên nhiên để giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị điện tử.

Hồ Thi Trạch chia sẻ, ban đầu một số người dân chưa hiểu ý, nghĩ anh lợi dụng tài nguyên quê hương để thu lợi riêng. Nhưng mãi sau này họ mới hiểu việc anh trở về là để trả ơn. Trạch không muốn trả ơn bằng tiền, anh xây dựng quê hương ngày càng phát triển, tạo công ăn việc làm cho bà con thay cho lời cảm ơn. Anh hiểu rõ, nếu diện mạo làng quê đổi thay, thu nhập của dân làng sẽ tự động tăng gấp vài lần. 

Ngoài việc trả ơn, Trạch cũng trăn trở về việc giúp người trẻ lập nghiệp quê hương. Anh nhìn thấy nhiều người trẻ sau khi thành tài ở lại thành phố làm việc, có người không bao giờ trở về quê nhà. Chàng trai quê Từ Than muốn thay đổi suy nghĩ đó. 

Nhờ kiên trì nỗ lực với các dự án của mình, Trạch thu hút được nhiều người trẻ trở về, chung tay xây dựng làng xã từ chính những kiến thức, kinh nghiệm được học khi còn ở thành phố.

Câu chuyện về chàng trai nghèo quay về làng trả ơn trở thành câu chuyện truyền cảm hứng tới nhiều người. 

Hiểu Lam(Nguồn: SCMP, Sohu)
赞(927)
未经允许不得转载:>88Point » 【tỷ số trận ac milan】Cả làng góp tiền cho đi học, nam sinh từ chức giám đốc về quê báo ơn