1.
nhiều năm kinh doanh và đi làm tại 1 doanh nghiệpnhà nước,ếtkiệmkhicòntrẻmạnhkhỏelúcvềgiàsoi kèo ngoại hạng anh đêm nay vợ chồng anh bạn tôi đã có trong tay vài miếng đất, căn hộ và 2 căn nhà mặt tiền. Dù vẫn đang vay tiền ngân hàng, nhưng tài sản mà anh chị đang sở hữu lớn hơn nhiều khoản đi vay. Cuộc sống của họ khá ổn định và bình an.
Gần đây, trong cuộc gặp gỡ đầu năm, chúng tôi ngồi nhàn đàm, nói về việc “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” và chuyện thực phẩm bẩn đang len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm khiến người người lo ngại về sức khỏe của lũ trẻ. Để đối phó, rất nhiều người có tiền đã phải tự trồng rau, nuôi cá, nuôi gà, nuôi heo. Miếng ăn bây giờ thiệt đáng sợ.
Chưa thấy thời nào, mà các sân thượng tại nhà phố đồng loạt trở thành những vườn rau tuyệt vời như hiện nay.
Công chức sau khi đi làm về, hối hả với việc mua đất, mua giống, tưới cây, bắt sâu. Việc này tốt cho sức khỏe, có tích cực trong việc tận hưởng một tinh thần gần thiên nhiên, nhưng thể hiện bất cập ở một xã hội quá nhiều lỗ hổng về quản lý. Bởi vậy, anh chị bạn tôi sau khi suy nghĩ, bàn bạc và quyết định bán bớt căn nhà để sống đời lý tưởng hơn.
Họ bớt các việc mà trước đây tập trung nhiều công sức và thời gian để lo kiếm tiền, để có nhiều thời gian đi du lịch. Việc ăn uống được chọn lựa. Kiểu “cơm hàng cháo chợ” giảm đi đáng kể, mua rau sạch, thịt sạch với giá mắc về ăn tại nhà.
Nếu trước đây, bữa ăn kiểu gì cũng phải có đủ thịt, cá, thì bây giờ lại đơn giản là rau, củ, khoai lang và bắp ngô. Có nhiều bữa sáng, anh chị chỉ ăn củ khoai luộc và vui với sự giản đơn ấy.
Việc bán bớt một căn nhà không quan trọng bằng bớt đi công việc. Biết rõ buông nghĩa là bỏ - mình buông tạo cơ hội cho người khác thay thế vị trí ấy - và tất nhiên thì tiền chảy vào túi họ. Nhưng đã xác định rồi thì nhẹ nhàng thôi. Ganh đua bao nhiêu cho đủ, ở lứa tuổi đã U50 rồi.
Cuối buổi nói chuyện, vợ chồng anh chị khẳng định chắc chắn, bán căn nhà xong sẽ lên kế hoạch “bấm F5” cho cuộc đời mình.
2.
Vẫn nói về “tích cốc phòng cơ”, cách nay hơn tuần, tôi có ghé qua Rạp hát Nam Quang trước đây, ngay Ngã tư Võ Văn Tần - Cách Mạng Tháng Tám để nói chuyện với nghệ sĩ Vân Sơn. Anh vừa hoàn tất việc trang trí và cải tạo lại rạp hát này, trở thành Trung tâm Vân Sơn vô cùng hoành tráng. Khoản tiền mà Vân Sơn bỏ ra để thực hiện việc này rất lớn và các phần việc cũng rất tỉ mỉ. Đòi hỏi nhiều công sức và tâm huyết.
Trong suốt buổi nói chuyện, Vân Sơn kể rằng, sau 30 năm định cư và làm ăn ở Mỹ, anh đã rất chỉn chu để lo trả nợ ngân hàng mua xe, mua nhà. Dù là nghệ sĩ, nhưng Vân Sơn lại chỉ mang “mặt nạ” nhân vật khi lên sân khấu. Xong việc diễn, là ngay lập tức trở về vai trò làm cha, làm chồng, làm quản lý cho cả một trung tâm biểu diễn có tiếng ở hải ngoại. Khi có tiền thì không vung tay quá trán, sống căn cơ và tiêu xài trong khả năng cho phép. Chính vì vậy, ở lứa tuổi 55, nam nghệ sĩ này đã thảnh thơi để toàn tâm toàn ý lo cho nghệ thuật, mà không phải vướng bận cơm áo đời thường.
Trở về Việt Nam, Vân Sơn mua một căn hộ nhỏ tại quận Bình Thạnh. Với view nhìn ra sông Sài Gòn, lúc rảnh rỗi ngắm sông, ngắm thuyền, cuộc đời cảm thấy bình yên và vui vẻ.
Cuộc trà dư tửu hậu với những người bạn nhiều trải nghiệm cuộc đời, đã cho tôi bao bài học. Sự chỉn chu và tiết kiệm vẫn là điều kiện tiên quyết để đảm bảo được cuộc sống gia đình. Lúc trẻ không làm được việc đó, thì khi đã ở tuổi trung niên, càng trở nên quá xa vời.