【bang sep hang tay ban nha】Vì sao hơn 100 tỷ đồng tiền bán "hơi thở của rừng" khó giải ngân?
Vì sao hơn 100 tỷ đồng tiền bán "hơi thở của rừng" khó giải ngân?ìsaohơntỷđồngtiềnbánquothơithởcủarừngquotkhógiảingâbang sep hang tay ban nha
Hạnh Linh(Dân trí) - Dù nhận được tiền tỷ trong việc chuyển nhượng kết quả bán tín chỉ carbon nhưng các chủ rừng nhà nước ở Thanh Hóa vẫn loay hoay trong việc giải ngân.
Hơn nửa năm bàn cách giải ngân tiền
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh (Thanh Hóa), cho biết, năm 2023, đơn vị quản lý gần 5.700ha rừng tự nhiên, được chi trả hơn 741 triệu đồng tiền bán tín chỉ carbon.
"Đơn vị đã nhận được số tiền trên từ Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai từ đầu năm 2024. Hơn nửa năm qua, chúng tôi đã họp nhiều lần với các ban, ngành có liên quan để bàn cách giải ngân hợp lý tiền bán tín chỉ, nhưng đến thời điểm này vẫn đang mắc kẹt", ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết, theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ (NĐ107), số tiền bán tín chỉ carbon phải được chi ở các mục như: hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng sống gần rừng, tham gia bảo vệ rừng; chi cho hoạt động các biện pháp lâm sinh, làm giàu rừng, khoanh nuôi, trồng rừng bổ sung.
"Hiện đơn vị đã lập kế hoạch tài chính, đồng thời quyết toán nguồn kinh phí năm 2023 là 0 đồng. Chúng tôi đang xin các cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển nguồn từ năm 2023 sang 2024 nên số tiền bán tín chỉ carbon vẫn chưa thể sử dụng", ông Dũng thông tin.
Ông Lại Thế Chiến, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Như Thanh, cho biết năm 2023, huyện này có gần 11.000ha rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn bán tín chỉ carbon.
Trong đó, số diện tích rừng thuộc các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý khoảng 690ha, thu được hơn 90 triệu đồng và đã được chi trả.
Số diện tích lớn còn lại thuộc quản lý của các chủ rừng nhà nước, các tổ chức rừng như: Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh là hơn 5.100ha, Vườn Quốc gia Bến En là hơn 3.200ha, UBND các xã... Các chủ rừng, tổ chức rừng đều đã nhận được tiền chi trả tín chỉ carbon nhưng chưa thể giải ngân.
Tương tự, các chủ rừng nhà nước, tổ chức rừng, UBND các xã ở huyện Lang Chánh cũng đang gặp khó trong quá trình giải ngân tiền bán "hơi thở của rừng".
Ông Lê Xuân Điệp, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, cho biết năm 2023, đơn vị nhận được hơn 1 tỷ đồng tiền bán tín chỉ carbon, tuy nhiên, đến thời điểm này, tiền vẫn để trong tài khoản, chưa thể giải ngân.
"Để giải ngân được tiền bán tín chỉ carbon, chúng tôi đang lập hồ sơ thực hiện các biện pháp lâm sinh. Tuy nhiên, Ban đang chờ hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cho đơn vị tổ chức thực hiện", ông Điệp nói.
Hơn 100 tỷ đồng "đóng băng" trong ngân hàng
Thống kê của Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa), cho thấy giai đoạn 2023-2025, Thanh Hóa có hơn 393.000ha rừng tự nhiên được chi trả giảm phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, thu về hơn 162 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng quản lý Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai cho biết, năm 2023, địa phương này có gần 25.000 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân; 336 chủ rừng là cộng đồng; 39 chủ rừng là tổ chức; 61 chủ rừng là UBND cấp xã trong diện được chi trả tiền bán tín chỉ carbon.
Cuối năm 2023, Quỹ đã chuyển gần 49 tỷ đồng đến các đối tượng hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon. Trong đó, hơn 4 tỷ đồng là kinh phí quản lý. Hơn 23 tỷ đồng chi trả cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, chủ rừng cộng đồng. Việc chi trả cho các hộ gia đình thuận lợi, tiền bán tín chỉ phát huy hiệu quả.
Hơn 22 tỷ đồng được Quỹ chuyển về tài khoản của các chủ rừng tổ chức, chủ rừng nhà nước, UBND các xã. Hiện số tiền này chưa thể giải ngân, thực hiện các hoạt động sinh kế, biện pháp lâm sinh.
Ông Tuấn thừa nhận, kế hoạch chi trả cho việc bán tín chỉ carbon là nội dung mới, trong quá trình triển khai phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.
Trong đó, tại điểm c khoản 2 điều 3 NĐ107, quy định nguyên tắc "chi không chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước". Đây chính là "nút thắt" dẫn đến nhiều đơn vị nhận tiền chi trả tín chỉ carbon nhưng chưa thể giải ngân.
"Phần lớn diện tích rừng tự nhiên ở Thanh Hóa đang được bố trí kinh phí từ các chương trình, dự án thuộc ngân sách nhà nước để bảo vệ, khoán bảo vệ rừng. Nếu thực hiện theo nguyên tắc của NĐ107 là "chi chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước", sẽ còn lại rất ít diện tích rừng thực hiện việc khoán, bảo vệ", ông Tuấn lý giải.
Theo ông Tuấn, một bất cập, gây lúng túng trong quá trình triển khai nữa là tại khoản 2 điều 5 NĐ107, quy định về đối tượng tham gia thỏa thuận quản lý rừng với chủ rừng tổ chức là cộng đồng dân cư.
Trong khi đó, thực tế tại Thanh Hóa diện tích rừng tự nhiên ở vùng sâu, vùng xa, dọc biên giới Việt - Lào là những nơi có rất ít hoặc không có cộng đồng dân cư sinh sống. Do vậy, chủ rừng là tổ chức không thể thực hiện khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư.
"Việc giải ngân tiền bán tín chỉ carbon năm 2023 chưa thực hiện xong. Năm 2024, kế hoạch tài chính chưa được phân bổ. Thực tế, trong 162 tỷ đồng Quỹ nhận từ Trung ương mới thì có 23 tỷ đồng tiền bán tín chỉ carbon được sử dụng có hiệu quả, hơn 100 tỷ đồng đang đóng băng ở ngân hàng", ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết, Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai Thanh Hóa kiến nghị Quỹ Trung ương kéo dài thời gian thực hiện chi trả chi phí bán tín chỉ carbon đến năm 2027 và sớm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ những vướng mắc trên.
下一篇:Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
相关文章:
- Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- Đảm bảo kịp thời quyền lợi BHXH, BHYT cho người trong vùng thiên tai
- Trung Quốc đốt tiền lấy năng lượng sản xuất điện
- Người phụ nữ lái xe bán tải bị nước cuốn tử vong ở Bình Dương
- Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- 5,39 kg ma túy suýt lọt vào TP.HCM qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất
- Chuyện lạ có thật: Bán hết nhà cửa, công ty để đi du lịch với con gái
- 2 học sinh tiểu học bị lũ cuốn trôi khi đạp xe qua bờ tràn
- 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- CSGT Nam Định cứu 3 người trên bè cá trôi dạt ở sông Hồng
相关推荐:
- Mở rộng không gian phát triển
- TQ chấn động khi bất ngờ hứng tin công dân bị IS hành quyết
- Dự báo thời tiết ngày mai 16/11: Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông
- Khởi tố, bắt tạm giam tài xế xe Santafe gây tai nạn chết người
- Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- Nghìn người khắc phục nhanh sự cố công trình thủy lợi sông Ngũ Huyện Khê
- Triều Tiên ‘thách thức’ Mỹ
- Biển Đông sắp đón bão số 4 với đường đi phức tạp hơn siêu bão Yagi
- Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- Bắc Giang, Bắc Ninh chủ động ứng phó với bão số 3
- Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45