Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20 về NK máy móc đã qua sử dụng là để đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Ảnh: L.Bằng. “Hầu như không ảnh hưởng dự án FDI” Vấn đề quy định,ửađổiThôngtưvềNKmáymóccũLĩnhvựcđặcthùcóthểquyđịnhampquotriêbd net tiêu chuẩn nhập khẩu đối với dây chuyền công nghệ, thiết bị, máy móc đã qua sử dụng được quy định tại Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20/2014/TT-BKHCN được khá nhiều hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đề cập khi nói về những vướng mắc trong môi trường kinh doanh. Trao đổi trước Diễn đàn về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định, phiên bản dự thảo mới chắc chắc giải quyết được những vấn đề mà doanh nghiệp quan ngại. Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư vào Việt Nam, nếu trong dự án đầu tư có trình bày về dây chuyền công nghệ, thiết bị sử dụng mà cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét cấp phép đầu tư đã chấp nhận và dự án đầu tư được phê duyệt thì không cần có bước giám định chất lượng. Còn đối với máy móc, thiết bị nằm ngoài dự án đầu tư hoặc nhập khẩu sau khi có dự án đầu tư, tất cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn 1 trong 2 tiêu chí, hoặc là thời gian sử dụng dưới 10 năm hoặc chất lượng sử dụng còn lại của thiết bị là trên 70%. Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng chia sẻ: Chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp có chứng thư giám định chất lượng trước khi nhập khẩu để thuận lợi khi thông quan, đồng thời chúng tôi đã chấp nhận thông quan trước, kiểm tra sau các thiết bị máy móc nhập khẩu, nếu doanh nghiệp cam kết đảm bảo yêu cầu, quy định của Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp có thể nhập khẩu, lắp đặt đưa vào sử dụng rồi mới tiến hành giám định chất lượng. Nếu thiết bị, công nghệ không đúng như cam kết thì doanh nghiệp chịu mọi phí tổn do cam kết không đúng của mình. Như vậy doanh nghiệp không mất thời gian chờ đợi giám định. Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho biết, Bộ KH&CN cũng yêu cầu các bộ, ngành quản lý các lĩnh vực của Việt Nam có thể ban hành điều kiện đặc thù ngoài 2 tiêu chí mà Bộ KH&CN đã quy định. Có lĩnh vực như máy thi công trong xây dựng, giao thông có thể được nhập khẩu thiết bị có thời gian sử dụng hơn 10 năm, nhưng ngược lại, cũng có lĩnh vực đòi hỏi chất lượng còn lại phải cao hơn 70% như những lĩnh vực y tế hoặc thiết bị ảnh hưởng đến môi trường. “Quy định như vậy để đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và hầu như không ảnh hưởng đến các dự án FDI” Bộ trưởng khẳng định. Doanh nghiệp đề xuất “đơn giản hơn” Theo phản ánh của Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), tại các cuộc họp ở cả TP.HCM và Hà Nội, các doanh nghiệp đồng loạt phản đối Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20 bởi những hạn chế đưa ra trong dự thảo Thông tư sửa đổi có thể gây phản tác dụng, không khuyến khích ngành sản xuất. Theo AmCham, thương mại toàn cầu trong lĩnh vực thiết bị sản xuất đã qua sử dụng đang phát triển, đặc biệt trong các ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn, vì nhà đầu tư có thiết bị đã sử dụng có chất lượng tốt thường muốn chuyển thiết bị từ một trong những nhà máy hiện tại của mình ở một nước khác sang Việt Nam, chứ không muốn mua thiết bị mới với thời gian giao hàng dài và chi phí cao hơn nhiều. Còn theo Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham), đối với các máy móc và dây chuyền sản xuất tự chế tạo, các chỉ số và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thường được coi là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp nên bên thứ ba nhập khẩu các sản phẩm đó khó tiếp cận và đánh giá được chất lượng của sản phẩm. “Bên cạnh đó, một số tài liệu theo yêu cầu của cơ quan Việt Nam lại không được ban hành bởi nước sản xuất. Điều này là nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ trong việc thực hiện thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng vào Việt Nam”- theo KoCham. Ý kiến vướng mắc một lần nữa được nhắc lại tại đề xuất của Nhóm Công tác Đầu tư và Thương mại của VBF. Theo ông Fred Burke, đại diện Nhóm Công tác, các doanh nghiệp đều đề xuất bãi bỏ những quy định hạn chế về nhập khẩu máy móc, thiết bị trong dự thảo Thông tư, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính mới cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và lồng ghép vào chương trình Cơ chế Một cửa quốc gia. |