搜索

【kết quả lịch thi đấu】Sự hoà quyện văn hoá Việt Nam

发表于 2025-01-25 12:23:16 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Chung một dòng Mê Kông, sẻ chia từng hạt phù sa của con sông mẹ, Việt Nam - Campuchia có sự gần gũi về địa lý, sự gắn bó bền chặt suốt chiều dài lịch sử trên mọi bình diện.

Tại đất Nam Bộ, từ “thuở mang gươm đi mở cõi”, người Việt (Kinh) và người Khmer đã sát cánh cùng nhau để khẩn hoang, sinh tồn trong sự cố kết cộng đồng. Đất chín rồng vì thế đã hình thành những vùng đất mà chỉ cần khơi gợi lên cũng cảm thấy vô cùng thú vị vì sự đan xen, hoà quyện văn hoá độc đáo giữa người Việt và người Khmer: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Người Khmer đã đóng góp những nét văn hoá đặc sắc, làm phong phú thêm văn hoá tinh thần của cộng đồng dân cư Nam Bộ.

Trước tiên, ngược dòng về cách định danh của những vùng đất mà ngày nay trở thành tên hành chính của một số địa phương, như Cà Mau chẳng hạn. Cà Mau, xuất phát từ cụm từ Khmer là Tuk Khmau, có nghĩa là vùng nước đen, về sau đọc trại đi mà thành. Ý kiến này được tác giả Huỳnh Minh - Nghê Văn Lương thống nhất.

Như vậy, đây là trường hợp tiêu biểu chứng tỏ sự có mặt rất sớm của người Khmer tại đất Nam Bộ, quá trình hình thành, ổn định và phát triển của vùng đất này có sự đóng góp không hề nhỏ của người Khmer. Ngoài ra, hàng loạt tên địa danh khác cũng được hình thành giống cơ chế trên như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh…

Suốt quá trình cùng nhau sinh sống, người Khmer Nam Bộ vẫn giữ riêng cho mình những truyền thống văn hoá đặc sắc. Đi đến đâu, người Khmer xây dựng chùa chiềng với kiến trúc Phật giáo Nam tông đến đó. Những phum, sóc của người Khmer cũng phục vụ lối sống cộng đồng, giản dị đặc trưng.

Hằng năm, người Khmer đón những lễ, Tết truyền thống như Chôl Chnăm Thmây, Oóc Om Bóc, Sene Dolta, vẫn giữ những lễ hội đua ghe Ngo trên những nhánh sông của dòng Mê Kông, dàn nhạc ngũ âm, loại hình Dù kê...

Thanh niên mới lớn của người Khmer cũng giữ thói quen vào tu tập trong chùa. Người Khmer vẫn coi việc đóng góp, cúng dâng vào chùa chính là một trong những động lực để lao động và sản xuất.

Ở Cà Mau hiện tại có khoảng 34.000 người Khmer, thuộc nhóm những tỉnh có số đồng bào Khmer lớn nhất của khu vực. Người Khmer tại Cà Mau sống quần tụ thành những xóm, những khu vực khá tập trung. Trong quá trình này, có những sự giao thoa về văn hoá hết sức độc đáo. Ít ai biết rằng, hình ảnh cái khăn rằn Nam Bộ, thực chất là một vật dụng quen thuộc của người Khmer trong đời sống hằng ngày.

Người Khmer cũng chính là chủ nhân của món ăn độc đáo mắm bò hóc, đây cũng là nguyên liệu rất riêng, rất đặc trưng để nấu thành món bún nước lèo trứ danh. Hay một món dân nhậu rất khoái đó là sim lo. Món này thực chất là việc nấu cá với bắp chuối hoặc chuối cây và cơm mẻ. Cơm mẻ cũng là một đặc sản của người Khmer sáng tạo ra.

“Bò hóc nêm với sim lo
Nghe mùi thơm ngọt thật là khó quên”
Người Khmer đã có cách ví von rất hay như thế.

Cũng ít ai biết, cái bánh xèo, mẻ cốm dẹp mà bao đời nay người Nam Bộ nói chung, người Cà Mau nói riêng thưởng thức cũng có nguồn gốc từ người Khmer. Trong sự giao thoa, biến đổi và thích nghi về văn hoá, người Khmer cũng đã cải biên nhiều nét văn hoá truyền thống để phù hợp với hoàn cảnh sống.

Thật ra, những lễ, Tết của người Khmer hiện nay đã tiết giảm gần như đến mức tối đa. Thống kê đầy đủ thì hằng năm, người Khmer có đến hàng chục lễ, Tết lớn nhỏ. Những tập tục lạc hậu, lỗi thời cũng được người Khmer dần lược bỏ, trở nên hài hoà hơn với đời sống cộng đồng người Việt.

Người Khmer Cà Mau hiện tại cũng đón Tết cổ truyền của người Kinh, động viên con cái học hành, phấn đấu phục vụ cộng đồng xã hội. Các tập tục ma chay, cưới hỏi được cắt giảm hầu hết nghi thức rườm rà, dần hoà vào xu thế chung của toàn xã hội.

Trên bình diện gắn kết lịch sử, tình đoàn kết, gắn bó giữa 2 dân tộc, 2 đất nước, Việt Nam-Campuchia có những tương đồng. Cả 2 nước đều nằm trên bán đảo Đông Dương, cùng trải qua sự tàn phá kinh hoàng của chiến tranh. Rồi từ trong gian khó, mất mát, hy sinh, Việt Nam và Campuchia cũng vững tin xây dựng tương lai.

Năm 2017 đánh dấu 50 năm ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao của 2 đất nước. Người Campuchia không quên công ơn của Việt Nam như lời của cố Quốc vương Xi-Ha-Núc: “Không có bộ đội Việt Nam giúp giải phóng Nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng thì con cháu của nhà vua cũng đã chết hết”.

Hàng ngàn người con Cà Mau đã lên đường sang nước bạn làm nghĩa vụ quốc tế, giúp người Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, biết bao người con quê hương đã nằm lại trên đất bạn. Ông Nguyễn Hoàng Dân, cựu quân nhân chiến trường Campuchia, tâm sự: “Chúng tôi lên đường với tinh thần sẵn sàng hy sinh, giúp bạn cũng là giúp mình. Tình cảm quân Việt Nam với Nhân dân Campuchia vô cùng sâu đậm”.

Những năm tháng ấy, hình ảnh quân tình nguyện Việt Nam sẵn sàng nhường chén cơm đang ăn cho những bà, những chị, những trẻ em Campuchia đang thiếu đói là hình ảnh xúc động nhất, minh chứng hùng hồn nhất cho mối quan hệ bền chặt mà trong sáng, cao thượng của cả 2 dân tộc, 2 đất nước.

Hoà thượng Thạch Hà, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau từng nói: “Truyền thống quý báu mà 2 dân tộc, 2 đất nước gầy dựng phải được giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu đúng, hiểu đầy đủ. Thế hệ trẻ cũng có trách nhiệm vun đắp cho quan hệ hữu nghị của Việt Nam - Campuchia ngày càng bền chặt”.
Chung một dòng sông, tình hữu nghị thuỷ chung vẫn mãi là tài sản quý giá nhất để người Việt và người Khmer cùng chung sức xây dựng quê hương

Quốc Rin

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả lịch thi đấu】Sự hoà quyện văn hoá Việt Nam,88Point   sitemap

回顶部