游客发表
发帖时间:2025-01-12 01:57:58
Lãnh đạo các Cục Phát thanh,ứtrưởngNguyễnThanhLâmBáochíphảidẫndắtviệctruyềnthôngchínhsákết quả giải bóng đá nga truyền hình và thông tin điện tử; Cục Thông tin cơ sở; Cục Báo chí; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Thông tin đối ngoại đã trình bày báo cáo tổng kết năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của từng đơn vị.
Quyết liệt xử lý “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
Trình bày báo cáo, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, cho biết, năm 2022 Cục đã quyết liệt xử lý tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, từng bước hạn chế tình trạng này. Đồng thời đã phối hợp với Sở TT&TT các địa phương triển khai nhiều biện pháp cấp bách nhằm hạn chế tình trạng trên.
Trong thời gian qua, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cũng đã tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng các bộ, ban, ngành, địa phương để quản lý, xử lý theo thẩm quyền về những hành vi sai phạm trên không gian mạng, nhất là hành vi tung tin giả, tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp.
Theo ông Lê Quang Tự Do, tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội dù đã được chấn chỉnh xử lý nhưng vẫn còn tồn tại nhiều, chưa xử lý dứt điểm, do các chính sách quản lý chưa được bổ sung kịp thời để xử lý nghiêm các hành vi.
Ngoài ra, năm 2022, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã thực hiện siết chặt quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP về quản lý quảng cáo xuyên biên giới.
Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp quảng cáo, nhà phát hành quảng cáo thực hiện các quy định tại Nghị định 70/2021/NĐ-CP; Triển khai hệ thống kỹ thuật rà quét, tăng cường xử lý vi phạm với các nhãn hàng có sản phẩm quảng cáo trên các video có nội dung xấu độc; yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới Facebook và Google ngăn chặn các quảng cáo vi phạm.
Đồng thời, tổ chức 2 đoàn kiểm tra liên ngành (kiểm tra 6 doanh nghiệp) kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam; Tiến hành làm việc xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo trực tuyến xuyên biên giới; Yêu cầu người phát hành quảng cáo trong nước (báo điện tử, mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp) và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong nước rà soát, kiểm soát chặt hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.
Nhắc đến kế hoạch trung hạn 2023 – 2025, ông Lê Quang Tự Do cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Bên cạnh đó tiếp tục phát triển mạng xã hội Việt Nam đủ sức cạnh tranh với nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới.
Đặc biệt, tăng cường hoạt động chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội; Cơ bản xử lý các trang thông tin điện tử và mạng xã hội có hoạt động “báo hóa”, tiến tới xử lý dứt điểm tình trạng này.
Thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số báo chí
Đề cập đến báo chí trong xu thế chuyển đổi số, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Báo chí khẳng định, các cơ quan báo chí đều đã ứng dụng công nghệ mới trong các khâu của quy trình xuất bản. Tuy nhiên, nhận thức về chuyển đổi số của người đứng đầu cơ quan báo chí chưa thực sự rõ nét, chưa đồng đều.
Phó Cục trưởng Cục Báo chí cho biết, được sự đồng ý của Bộ trưởng, Cục sẽ thành lập “Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí”, với sự tham gia của các đơn vị thuộc Bộ và các doanh nghiệp công nghệ để hỗ trợ, dẫn dắt, thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số báo chí.
Ông Nguyễn Văn Hiếu nhắc lại thông điệp đặc biệt mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đặt ra cho các cơ quan báo chí: “Báo chí muốn đổi mới thì phải tìm về những giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng: Xác thực, Dẫn dắt, Tiên phong, Đổi mới, Dấn thân. Giữ cái bất biến ấy để ứng vạn biến. Muốn đi xa thì càng phải về gần”.
Phó Cục trưởng Cục Báo chí cũng nhắc đến những khó khăn, thách thức như: Báo chí không còn là phương tiện truyền thông độc quyền mà bị đặt vào thế cạnh tranh, khi vừa phải đảm bảo tốc độ đưa tin, vừa phải khẳng định uy tín về tính chính xác, tính thời sự, cũng như các tiêu chí khác đối với công chúng, báo chí.
Vì vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cần phải định hướng, dẫn dắt, song hành để hỗ trợ, tạo điều kiện cho báo chí phát triển đúng hướng, phát huy vai trò sứ mệnh của mình, sứ mệnh “khơi dậy tinh thần, khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng”.
Về khó khăn và tồn tại, theo ông Nguyễn Văn Hiếu, khái niệm “báo hoá” tạp chí, biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí chưa được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật về báo chí. Vì vậy, quá trình xử lý gặp không ít khó khăn, khi phải nghiên cứu, chuyển hóa xử lý sang các hành vi có liên quan, có chế tài cụ thể, bảo đảm đúng quy định pháp luật.
Trên thực tế, vai trò, trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản đối với cơ quan báo chí còn hạn chế, mờ nhạt, đặc biệt là cơ quan chủ quản là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Nhiều cơ quan chủ quản thiếu quan tâm đến hoạt động của cơ quan báo chí; buông lỏng vai trò chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý; không có biện pháp chấn chỉnh, xử lý khi cơ quan báo chí xảy ra vi phạm nghiêm trọng, kéo dài.
Cách làm mới mang lại hiệu quả trong công tác thông tin đối ngoại
Trình bày báo cáo tại hội nghị, ông Phạm Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại cho biết, năm 2022, Cục Thông tin đối ngoại đã đạt được những kết quả rất tốt đối với những nhiệm vụ thường xuyên. Đặc biệt, những đột phá, cách làm mới đã mang lại hiệu quả.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Cục Thông tin đối ngoại đã có các cách làm mới, mang lại hiệu quả như: Đẩy mạnh truyền thông về quyền con người nhằm thúc đẩy tiến bộ, tăng đồng thuận xã hội và tín nhiệm quốc gia; Đột phá mở hướng truyền thông quảng bá hình ảnh địa phương, hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài theo cách làm mới.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ TT&TT, sự phối hợp, giúp đỡ hiệu quả của các đơn vị liên quan, cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, trong năm qua, Cục Thông tin đối ngoại đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ đó đóng góp vào thành công chung của Bộ TT&TT. Tuy nhiên, Cục Thông tin đối ngoại cũng nhìn nhận còn một số nhiệm vụ năm 2022 chưa thể thực hiện do những yếu tố khách quan.
Nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm 2023
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chúc mừng Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại Phạm Anh Tuấn và Tổng Biên tập Báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá vừa nhận nhiệm vụ.
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, công tác thông tin đối ngoại là lĩnh vực cần kế thừa kết quả đã làm được, và mang vào đó luồng gió mới.
"Ba Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại gần đây đều là 3 nhà báo, trong đó có 2 tổng biên tập. Các nhà báo vừa có kinh nghiệm, vừa có góc nhìn, cách giải quyết vấn đề, vừa nắm được kỳ vọng của xã hội, của người dân đối với cơ quan quản lý Nhà nước", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.
Đối với Cục xuất bản, in và phát hành, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, cần đổi mới rất nhiều cách làm. Có những việc Nhà nước không thể làm thay được, mà phải chờ nguồn lực xã hội.
Đối với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Báo chí, một trong những nhiệm vụ trong năm 2023, đó là cần quan tâm, đưa việc sửa Luật Báo chí vào chương trình xây dựng pháp luật của nhiệm kỳ này.
Với Thanh tra Bộ TT&TT, năm 2023 phải có thí điểm xử phạt trực tuyến để giảm bớt phiền hà do việc đi lại, gặp gỡ đối tượng, triệu tập đối tượng từ tỉnh này sang tỉnh kia.
Đối với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, thời điểm 1/1/2023 tới có rất nhiều việc phải thay đổi. Việc nắn dòng quảng cáo trên không gian mạng phải làm được. Đồng thời, các nhà sản xuất tivi, các thiết bị đầu mối phải cài sẵn những ứng dụng thiết yếu đã được công nhận.
“Chúng ta công nhận nền tảng số là nền tảng phục vụ người dân và phải đưa vào thành chính sách, yêu cầu tất cả các nhà sản xuất, nhập khẩu điện thoại vào Việt Nam phải cài sẵn các ứng dụng. Một chiếc điện thoại bán ra ở Việt Nam mà tuân thủ đầy đủ pháp luật thì phải được cài sẵn các ứng dụng thiết thực”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cũng yêu cầu với lĩnh vực báo chí, trong năm 2023 phải dẫn dắt, làm sao để công tác truyền thông chính sách ở các địa phương, các bộ ngành thật chuyên nghiệp.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接