【kết quả bóng đa việt nam】3 năm thi hành Luật Báo chí: Nhiều bất cập cần sửa đổi

 人参与 | 时间:2025-01-10 20:16:27

Bộ TTTT

Bộ TTTT tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Luật Báo chí 2016. Ảnh: H.T

Sáng 4/12/2019,ămthihànhLuậtBáochíNhiềubấtcậpcầnsửađổkết quả bóng đa việt nam Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật Báo chí năm 2016. Tại hội nghị, đại diện nhiều bộ, ngành, địa phương và cơ quan báo chí nhận xét: Luật Báo chí 2016 đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho các nhà báo hoạt động đúng pháp luật, nâng cao vị thế và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân của người làm báo. Quan trọng hơn, các nhà báo được làm việc trong môi trường pháp luật có kỷ cương.

Vẫn còn nhiều bất cập

Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TTTT cho biết, mặc dù Luật Báo chí 2016 đã tạo hành lang pháp lý và các hoạt động liên quan đến báo chí phát triển, tuy nhiên, qua báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan báo chí và từ thực tiễn công tác quản lý, Bộ TTTT nhận thấy vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện luật.

Đơn cử như quy định: “Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng”. Với định nghĩa này, chưa có sự phân biệt và lượng hóa rõ ràng giữa báo và tạp chí điện tử, dẫn đến tình trạng “báo hóa”, gây khó khăn trong công tác quản lý. Luật Báo chí 2016 cũng chưa quy định về báo in và tạp chí in, gây lúng túng cho cơ quan báo chí khi thực hiện, nhất là khi triển khai quy hoạch báo chí.

Bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Giám đốc Sở TTTT Hà Nội cũng đưa ra nhận xét về những khó khăn khi triển khai Luật Báo chí 2016. Bà Hương cho biết, luật quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm. Nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp; được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí.

Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật… Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều cơ quan, đơn vị né tránh, không cung cấp thông tin theo quy định. Hay như trong Luật Báo chí 2016 chỉ quy định về thẻ nhà báo, song nhiều cơ quan vẫn đòi hỏi thêm giấy tờ khác ngoài thẻ này gây khó khăn cho phóng viên trong quá trình tác nghiệp.

Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh Thái Thành Chung cũng đưa ra bất cập khi cho biết, Luật Báo chí năm 2016 cho phép công dân “liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí” - đây là hướng mở rất thuận lợi cho việc tạo ra những sản phẩm báo chí truyền thông đa dạng.

Tuy nhiên, hoạt động này đang bộc lộ những vấn đề đáng lo ngại như thông tin sai sự thật và đưa lên mạng không thông qua kiểm duyệt gây nên nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, đồng thời gây ra nhiều khó khăn cho các đơn vị báo chí hoạt động đúng tôn chỉ mục đích.

Sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 là cần thiết

Từ những bất cập được nêu ra trong quá trình thực hiện Luật Báo chí 2016, các đại biểu tham dự hội nghị đều đưa ra ý kiến thống nhất cần sửa đổi, bổ sung luật để phù hợp với thực tiễn và quá trình tác nghiệp báo chí hơn.

Ông Thái Thành Chung cho biết, cần bổ sung nội dung không cho phép cá nhân, tổ chức tự đăng tải các sản phẩm báo chí và trước khi sản phẩm báo chí được đăng tải trên các trang mạng Internet phải được cơ quan báo chí chủ quản thẩm định trước nội dung.

Bà Nguyễn Thị Mai Hương cũng đưa ra kiến nghị cần quy định về đối tượng được thành lập cơ quan báo chí và hướng dẫn về mô hình cơ quan báo chí đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động báo chí để nhất quán giữa Luật Báo chí và quy hoạch phát triển, quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 362/QĐ- TTg ngày 3/4/2019, đảm bảo việc thành lập cơ quan báo chí được thực hiện đúng quy định của pháp luật…

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, qua thực tiễn quản lý, ý kiến của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, các chủ thể khác có liên quan, Bộ TTTT nhận thấy việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 cho phù hợp với thực tiễn là cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát triển; đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập, bổ sung quy định để điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Bộ TTTT sẽ tổng hợp để kịp thời đề xuất các quy định điều chỉnh hoạt động báo chí trong thời gian tới./.

An Nhi

顶: 93214踩: 6441