当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【cúp quốc gia chile】Hướng hy vọng về Hiệp định RCEP 正文

【cúp quốc gia chile】Hướng hy vọng về Hiệp định RCEP

2025-01-24 23:28:32 来源:88Point 作者:La liga 点击:148次

huong hy vong ve hiep dinh rcep

Hiệp định RCEP sẽ giúp thúc đẩy giao dịch thương mại toàn châu Á tăng lên. Ảnh: N.Hiền

Đó là nhận định được đưa ra trong báo cáo đánh giá kinh tế châu Á với chủ đề “Liệu có buồn về TPP?ướnghyvọngvềHiệpđịcúp quốc gia chile Hướng về Hiệp đinh RCEP…” vừa được Ngân hàng HSBC phát hành.

Theo đó, các cuộc đàm phán cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang diễn ra và vòng đàm phán thứ 15 đã kết thúc vào tháng trước. Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước trong nhóm ASEAN-10, cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand – những nước mà ASEAN đã ký kết kết hiệp định thương mại tự do. Có thể coi đây là một hiệp định thương mại tự do đầu tiên toàn châu Á với các quốc gia tham gia Hiệp định RCEP chiếm gần một nửa dân số toàn cầu và khoảng 30% GDP toàn cầu.

Theo HSBC, mặc dù có một số hạn chế nhưng Hiệp định RCEP sẽ giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch thương mại toàn châu Á tăng lên và khuyến khích đầu tư vào các chuỗi cung ứng mới. Hiệp định này sẽ đặc biệt thuận lợi cho các nước trong khối ASEAN, vì RCEP sẽ giảm bớt sự phi lý của các hiệp định thương mại tự do FTA có sẵn trước đây và đồng thời cũng tăng cường sự hấp dẫn của khu vực như là một cơ sở sản xuất.

Hơn nữa, bằng cách kết nối ba thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN, Hiệp định RCEP sẽ có thể phần nào bù đắp tình hình nhập khẩu và đầu tư ảm đạm ở các nước phương Tây.

Theo như kế hoạch ban đầu, những mảng bao phủ chính của Hiệp định RCEP gồm có thương mại hàng hoá và dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế / kỹ thuật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP), cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, thương mại điện tử và các vấn đề của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (vấn đề sau cùng bao gồm việc giúp gắn kết khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đang chiếm hơn 90% các doanh nghiệp thành lập trên toàn Hiệp định RCEP). Hiện tại, Hiệp định RCEP đã đi tới vòng đàm phán thứ 15 và nhiều khả năng sẽ hoàn tất vào vào giữa năm 2017.

HSBC cho rằng đây là lần đầu tiên một hiệp định thương mại như RCEP kết nối hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, và cũng là lần đầu tiên kết nối hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản.

Ngoài ra, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Hiệp định TPP và RCEP là việc Trung Quốc có tham gia vào RCEP (trong khi đó lại không có Mỹ, cùng với tất cả các nền kinh tế khác không thuộc châu Á). Nếu việc cắt giảm thuế quan có thể được giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cả ba nước này đều thuộc sáu đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, Hiệp định RCEP có thể đưa các nhà xuất khẩu Mỹ vào thế bất lợi nếu như TPP không được thông qua.

Trong khi đó, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định RCEP. Một mặt, Việt Nam sẽ tham gia vào các thỏa thuận mới và sẽ thấy những lợi ích đáng kể đến từ việc nguồn cung ứng sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng lên. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là nước thua thiệt nhiều nhất từ việc TPP không được thông qua. Hiệp định TPP đã có thể mang giúp các doanh nghiệp Việt Nam khả năng tiếp cận thị trường Mỹ đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư đáng kể. Hiện xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chiếm tới 17,9% GDP, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 3,8% GDP.

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜