Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1994,ảngNinhSaunămcóhơnngườichếtvìnhận định portland timbers đến nay Quảng Ninh đã phát hiện được hơn 10.000 người nhiễm HIV, trong đó đã tử vong hơn 5.000 người, hiện có 5.052 người nhiễm HIV còn sống và được quản lý ở hầu hết các xã, phường trong tỉnh.
Quảng Ninh đứng đầu cả nước về tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng HIV (ARV). Ảnh minh họa
Quảng Ninh nằm trong khu tam giác kinh tế trọng điểm, có đường biên giới, có cảng biển, có nhiều danh lam thắng cảnh, có Vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước nên Quảng Ninh cũng luôn là tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS. Công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở Quảng Ninh luôn có những người bạn đồng hành quốc tế như PEPFAR, Quỹ toàn cầu và các tổ chức Phi chính phủ khác. Vì vậy, Quảng Ninh là tỉnh đã triển khai đầy đủ các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV trong gần 20 năm qua.
Ngày 19/3 TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cùng các cán bộ lãnh đạo Văn phòng và các phòng thuộc Cục có chuyến công tác tại tỉnh Quảng Ninh. Tiếp và làm việc cùng đoàn công tác có ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Y tế, Ban giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cùng các Trưởng, Phó khoa phòng thuộc Trung tâm.
Báo cáo về công tác phòng, chống HIV/AIDS, BS Lê Thị Hoa-Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Trên địa bàn tỉnh hiện đang triển khai 12 phòng khám ngoại trú, trong đó có 1 phòng khám dành cho trẻ em tại 9 huyện, thị, thành phố. Hiện có 4.281 bệnh nhân đang điều trị ARV, trong đó có 174 bệnh nhi, 187 bệnh nhân dùng phác đồ bậc 2. Như vậy, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được điều trị ARV đạt 84,7%, cao nhất cả nước”.
Bà Hoa cho biết thêm, năm 2014, được sự hỗ trợ của Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI360), Trung tâm đã mở rộng điều trị cho đối tượng là phạm nhân trong trại giam. Hiện có 114 bệnh nhân trong trại giam được điều trị ARV. Ngoài ra, tại phòng khám huyện Hoành Bồ cũng đang điều trị cho 76 bệnh nhân là học viên của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Vũ Oai. Việc kết nối điều trị ngoài cộng đồng và các cơ sở khép kím cũng đã được triển khai hiệu quả, đảm bảo bệnh nhân điều trị ARV được điều trị liên tục.
Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng đã được Quảng Ninh thực hiện rất tốt. Hàng năm tỉnh đã tư vấn xét nghiệm cho hàng chục nghìn phụ nữ mang thai nên đã phát hiện sớm được tình trạng nhiễm HIV của họ. Năm 2014, đã phát hiện được 79 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, đã có 69 người sinh con và duy nhất chỉ 1 trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Đây là hoạt động rất hiệu quả và nhân văn nên hệ thống phòng, chống HIV/AIDS và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã rất trú trọng phối hợp thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất.
Phát biểu tại phiên họp, Cục trưởng Hoàng Long đánh giá cao những kết quả phòng, chống HIV/AIDS Quảng Ninh đã đạt được, đặc biệt là trong công tác điều trị, chăm sóc HIV. Ông đề nghị tỉnh tiếp tục tăng cường công tác này để chất lượng chăm sóc, điều trị tăng lên, giảm sự gia tăng bệnh nhân chuyển sang phác đồ bậc 2. Trung tâm cũng cần đánh giá, tìm nguyên nhân về việc gia tăng chuyển phác đồ điều trị vì khi đó chi phí cho thuốc sẽ đắt gấp 6-8 lần so với thuốc phác đồ bậc 1.
Trước đó, Cục trưởng Hoàng Long và đoàn công tác có buổi thăm và gặp gỡ bệnh nhân và các y bác sỹ tại cơ sở điều trị Methadone thành phố Hạ Long, là một trong 4 cơ sở điều trị Methadone của tỉnh. Hiện tại, Quảng Ninh đang điều trị cho 888 bệnh nhân.
Khi được hỏi, nếu sau này các nhà tài trợ rút đi, phải trả tiền để được điều trị Methadone, một số bệnh nhân nói sẽ tiếp tục điều trị vì du sao mức đóng góp vẫn là nhỏ so với việc dùng ma túy. Về vấn đề này Cục trưởng chỉ đạo tỉnh nên chủ động mở thêm những điểm cấp phát thuốc Methadone để giảm gánh nặng đi lại cho bệnh nhân, chủ động thực hiện xã hội hóa để công tác điều trị đảm bảo tính bền vững. Cục sẽ tiếp tục hỗ trợ công tác đào tạo và một phần kinh phí mua thuốc Methdone trong thời gian tới.
Viết Cường