Nghe các cựu trào hai thời kháng chiến kể thời còn đánh giặc căng thẳng cũng có dạng cán bộ (CB) chuyên “chém vè” hoặc “núp lùm” khi được phân công vào vùng địch hoặc khi có địch càn bố không dám chống càn,ánbộsợtráchnhiệm.bongdanet.vn nhan dinh giặc đến là lủi bụi trốn mất. Đó là dạng CB nhát gan “sọc dưa”.
“Sọc dưa” là từ của trẻ con ở quê chơi đá cá lia thia. Phần nhiều cá lia thia trống rất hăng khi đối mặt với địch thủ. Vào trận thì đá quyết liệt dù có bị địch thủ đá trầy vi, tróc vảy, tét mắt vẫn kiên cường thà chết chứ không chạy. Ngược lại cũng có con khi đá qua bóng, qua kính thì phùng mang, mun màu rất hăng nhưng khi thực sự lâm trận, vừa thấy địch thủ đã biến từ màu mun thành “sọc dưa” và tìm nơi trốn chạy. Có không ít câu chuyện vừa tếu, vừa châm dạng CB nhát gan khi bình yên không có địch càn thì nói bằng trời, khi địch càn tới thì “lủi bụi núp lùm” nhanh nhất có thể để được an toàn mặc cho đồng đội ra sao thì ra. Đó là những CB “sọc dưa”. Cũng theo CB cựu trào, còn có CB “chạy chỉ” nhằm ám chỉ dạng CB nhát gan nhưng thâm hiểm hơn. Đó là dạng CB vừa nhát gan, vừa mất chất, bị “chạy chỉ” như củ khoai mì (sắn) bị nước. Khi khoai mì đã “chạy chỉ” có thể gây độc hại, ăn vào bị đau bụng, ói mửa, chết người.
Trong thời bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốccũng vậy, trong đội ngũ CB ở từng đơn vị, cơ quan cũng có nhiều dạng CB và phần nhiều là CB có năng lực, phẩm chất, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói và làm đi đôi, dám đấu tranh bảo vệ cái đúng, trung thực phê bình xây dựng, không ngại khó khăn, gian khổ, luôn có tư duy, tầm nhìn đột phá, tìm ra những giải pháp mới hiệu quả, có tính sáng tạo trong công việc,... Rõ ràng đây là dạng CB tích cực rất cần thiết cho công cuộc đổi mới trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nước mạnh, dân giàu hiện nay.
Ngược lại, dạng CB “núp lùm” làm việc với tâm thế “được chăng hay chớ”, được không mừng, mất không lo, ăn như xáng cạp (lợi ích), làm như lục bình trôi (trách nhiệm), luôn lánh nặng tìm nhẹ, dễ làm khó đẩy, đá trái bóng trách nhiệm đi càng xa càng tốt. Dạng CB này rất sợ đổi mới, cứ đường mòn mà đi, lối cũ mà về, thụ động thỉnh thị cấp trên, xin cấp dưới góp ý để gọi là “dân chủ” 2 chiều; đúng, trúng là thành tích của mình, sai, trật là do khách quan trên dưới. Bao giờ dạng CB này cũng yên tâm nằm trong “vùng an toàn”. Hệ quả tất yếu của dạng CB “núp lùm”, “chạy chỉ”, “sọc dưa” này là nguyên nhân của trì trệ, ùn tắc công việc, gây thiệt hại không nhỏ cho sự tiến lên của đất nước. Rõ ràng trong thời Cách mạng công nghiệp 4.0, mọi sự trì trệ, làm chậm tiến độ phát triển KT-Xh đồng nghĩa với sự tiếp tay cho giặc. Tên “giặc” ngày nay có tên là trì trệ, chậm tiến.
Trị bệnh, chữa lành cho “căn bệnh” này là việc cần làm ngay. Đây là trách nhiệm đầu tiên của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp. Trước hết, người đứng đầu phải thực sự tiên phong, gương mẫu trong thực hiện “7 dám”. Tiếp đến là nắm rõ công tác CB trong đơn vị mình cả về tư tưởng và tổ chức, qua đó đánh giá thực chất, nhận diện rõ nhóm CB tích cực, nhóm có khả năng dễ nhiễm “bệnh” “sợ trách nhiệm” để có biện pháp nâng chất, nâng tầm, xây dựng tập thể đơn vị vững về tư tưởng, mạnh về tổ chức, từng cá nhân dám dấn thân lao vào công việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tất nhiên người thủ trưởng cần kịp thời biểu dương, khen thưởng những tấm gương tận tụy, tận tâm với công việc, đã làm thì phải đạt hiệu quả, không bàn ra, bàn lùi, dám chịu trách nhiệm khi thất bại,... Song song với công tác tư tưởng là công tác tổ chức. Công tác góp ý phê bình, phê phán trực diện những cá nhân mắc “virút” sợ trách nhiệm được thực hiện theo định kỳ để chính cá nhân đó tự soi, tự sửa cũng là biện pháp hữu hiệu.
Tóm lại, đơn thuốc trị bệnh “sọc dưa”, “chạy chỉ” đang có ở một bộ phận nhỏ CB hiện nay gồm: 4 đức căn cốt của CB: Cần - kiệm - liêm - chính. “7 dám” trong thực thi nhiệm vụ: Dám nghĩ - dám nói - dám làm (nói đi đôi với làm) - dám sáng tạo - dám chấp nhận thất bại - dám chịu trách nhiệm,… Và cuối cùng là “2 tự”: Tự soi và tự sửa để không ngừng tự hoàn thiện trách nhiệm của mình trước Đảng, Nhân dân./.
L.A.D