Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại tổ TP.HCM. |
Phát biểu sau nhiều ý kiến của đại biểu,ộtrưởngTrầnHồngHàQuantrọngnhấtlàgiáđấtkhôngđượcmangýchíchủkết quả bóng đá sáng hôm nay Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải thích về quy định áp dụng luật tại Điều 4 - vấn đề khá nhiều đại biểu quan tâm.
Luật Đất đai có liên quan đến 122 luật khác, nhưng cần tiếp cận Luật Đất đai là vấn đề cơ bản, cơ sở. Những vấn đề cần được quy định thống nhất trong Luật Đất đai đã được quy định trong điều 4 của Dự thảo, những vấn đề giao thoa giữa Luật Đất đai với luật khác cũng được điều chỉnh trong quy định này để làm rõ hơn ranh giới áp dụng, Bộ trưởng giải thích.
Về Điều 86 liên quan đến thu hồi đất cho các dự ánliên quan đến quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng - vấn đề được đặc biệt quan tâm từ khi soạn thảo, theo Bộ trưởng, nếu cụ thể hoá, lượng hoá được thành tiêu chí thì rất tốt. Nhưng trên thực tế, đưa ra các tiêu chí phân biệt các dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh thì dễ, các dự án liên quan đến xây dựng các công trình công cộng cũng dễ rồi, nhưng còn các dự án phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là vấn đề khó.
"Lần này sửa luật, một mặt đã đưa ra các nhóm tiêu chí, mặt khác cũng phải đưa ra danh mục. Đúng là lượng hoá được tiêu chí, điều kiện thì không có gì phải bàn thêm, nhưng cho đến giờ phút này, các cơ quan bên lập pháp và hành pháp chúng tôi cũng chưa có được phương án tốt hơn", Bộ trưởng phân trần.
Liên quan đến giá đất, vấn đề khiến nhiều đại biểu lo lắng, Bộ trưởng khẳng định các phương pháp tính giá đất hiện nay "chưa bao giờ sai, đây là thông lệ thế giới".
"Nhưng quan trọng nhất là giá thị trường chúng ta không có. Giá sơ cấp, nhà nước giao đất thì chủ yếu cũng không đấu thầu, đấu giámà giao không thu tiền, tính giá theo bảng, theo khung. Mà khung, bảng đã không theo thị trường rồi. Đây là bất cập rất lớn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cạnh đó, theo Bộ trưởng, tính toán thu thuế trên hợp đồng làm cho người dân không bao giờ khai thật giá chuyển nhượng bất động sản.
Lần sửa đổi này, theo Bộ trưởng, phương pháp mới nhất là phương pháp định giá theo vùng giá trị xác định các thửa đất chuẩn. Việc này chỉ làm được chỉ khi có bản đồ về địa chính số và thiết lập được mạng lưới, thu được thông tin về giá đất hàng ngày và chuẩn.
Bộ trưởng cho biết, Dự thảo đã chế định về trách nhiệm của người dân trong các giao dịch. Nhà nước phải giao đất chủ yếu qua đấu thầu, đấu giá... "Chúng ta làm toàn bộ điều này và có dữ liệu thì chúng tôi dự báo khoảng 5 năm có khả năng thực hiện được", Bộ trưởng thông tin.
Hiện nay, theo Bộ trưởng thì Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường TP. HCM và Hà Nội đang làm việc này rồi, thực tế đã làm được. "Chúng ta hoàn toàn có phương pháp và hoàn toàn có thể làm được, tất nhiên phải chế định để thông tin này chính xác", Bộ trưởng quả quyết.
Theo ông Hà, cái quan trọng nhất là giá đất không được mang ý chí chủ quan và mọi phương pháp làm phải là phương pháp thống kê, toán học; độc lập với những người định giá.
"Bây giờ chúng ta vẫn cần hội đồng, cần cơ quan tư vấn, sau này chúng ta cũng cần, nhưng tất cả việc này sẽ có phần mềm do Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các chuyên gia định giá quốc tế đưa ra. Như thế, giá phổ quát trên thị trường không phải là giá mang tính chất lý trí của chúng ta, giá thị trường là toàn bộ hệ thống chúng ta thu thập được trên các thửa đất chuẩn và ở các vùng định giá trị mà chúng ta quy định. Có thể không cần đến 1 triệu thửa đất chuẩn, nhưng có thể cần đến khoảng 300 nghìn thì hoàn toàn có thể quy đổi và qua phương pháp thống kê chúng ta sẽ tìm ra các giá trị thể hiện tính ổn định tương đối của thị trường", Bộ trưởng nói thêm.
Ông Hà cũng nhấn mạnh, thực tế, không thể có được một giá thị trường duy nhất cho đất đai.
Sau khi thảo luận tổ, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại hội trường vào ngày 14/11.
Điều 4, Dự thảo luật quy định:
1. Quản lý và sử dụng đất đai phải thực hiện theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với các luật khác về quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư; thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tài chính đất đai, giá đất; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đất đai; phân loại đất; điều tra, đánh giá đất đai; chế độ sử dụng các loại đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thủ tục hành chính về đất đai thì thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đấu giá tài sản;
b) Việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của Luật Đấu thầu;
c) Việc sắp xếp lại, xử lý đất và các tài sản khác gắn liền với đất là tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Việc giải quyết các quan hệ về đất đai phải căn cứ vào chính sách, pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra hành vi quản lý và sử dụng đất đai".