当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【tysotructuyen 7m.cn】Xuất khẩu điều lao đao vì bị động nguồn nguyên liệu

Xuất khẩu điều sẽ ra sao trong năm 2024?ấtkhẩuđiềulaođaovìbịđộngnguồnnguyênliệtysotructuyen 7m.cn Định hình lại chuỗi cung ứng điều toàn cầu để ngăn chặn sự đứt gãy Hóa giải bất cập để xuất khẩu điều bền vững
Đóng container hạt điều xuất khẩu. 	Ảnh: K.T
Đóng container hạt điều xuất khẩu. Ảnh: K.T

Mỗi container điều xuất khẩu lỗ 600 triệu đồng

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều, với giá nguyên liệu điều thô châu Phi tăng cao, đối tác xù hợp đồng, khiến hoạt động chế biến điều XK của các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng, càng xuất càng lỗ.

Ông K.Q.T, Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu điều tại Bình Phước cho biết, ngành chế biến hạt điều xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc phần lớn nguyên liệu thô từ châu Phi. Vùng nguyên liệu trồng điều trong nước vẫn được duy trì nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 25% nhu cầu của các nhà máy chế biến.

Hiện nay, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều là nguồn nguyên liệu điều thô nhập khẩu từ châu Phi có giá tăng cao. “Giá điều thô tăng cao, nhiều nhà cung ứng nguyên liệu từ châu Phi không thực hiện đúng hợp đồng đã ký trước đó, không giao hàng hoặc giao hàng chậm, khiến các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu”- đại diện doanh nghiệp phân tích.

Một số nước châu Phi chuyển hướng chú trọng đầu tư sản xuất nội địa, cấm xuất khẩu điều thô để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến trong nước. Chính phủ một số nước châu Phi đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi như miễn giảm các loại thuế, xây dựng hạ tầng kho bãi, khu vực sơ chế, nhà máy chế biến sâu,... sẽ là trở ngại lớn trong việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu điều của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông K.Q.T., trước đây việc giao hàng được thực hiện trong vòng 30-40 ngày, nhưng nay đối tác kéo dài việc giao hàng đến 2-3 tháng, thậm chí “bẻ kèo” không giao hàng, yêu cầu tăng giá, khiến doanh nghiệp điêu đứng. “Công ty chúng tôi chế biến, xuất khẩu mỗi tháng khoảng 40 container điều nhân, nên cần nhập khẩu đến 3.000 tấn điều thô. Nhưng với giá điều thô tăng cao, giá xuất khẩu không được đối tác chấp nhận điều chỉnh tăng theo, mỗi container điều nhân xuất khẩu, doanh nghiệp lỗ khoảng 600 triệu đồng”.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, với việc giá điều thô tăng đang gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp ngành điều của Việt Nam. Riêng việc giá điều thô đột ngột tăng cao trong khi chất lượng giảm đã gây ra tổn thất không nhỏ cho các doanh nghiệp.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, các đối tác nước ngoài có nhiều “chiêu” để ép các doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam, như: giao hàng nhưng không giao bộ chứng từ để được nhận hàng; thậm chí, một số nhà xuất khẩu khác “bẻ kèo”, đem điều thô đã ký hợp đồng với doanh nghiệp này bán cho doanh nghiệp khác với mức giá cao hơn nhiều…

Theo phản ánh của Công ty Cổ phần Hoàng Sơn 1, mỗi năm, ngoài lượng điều thô thu mua trong nước, Hoàng Sơn 1 phải nhập khẩu một lượng điều thô khá lớn để chế biến nhân điều xuất khẩu. Đầu năm 2024, Hoàng Sơn 1 đã ký hợp đồng nhập khẩu 53.000 tấn điều thô từ Tây Phi (chủ yếu là từ Bờ Biển Ngà). Nhưng hiện nay, công ty có thể chỉ nhận được khoảng 25.000 tấn đúng giá. Số nguyên liệu còn lại, công ty sẽ nhận được với điều kiện phải chấp nhận thanh toán với giá cao hơn nhiều so với giá lúc ký hợp đồng.

Biện pháp nào hỗ trợ doanh nghiệp?

Mặc dù giá nguyên liệu tăng cao, chế biến xuất khẩu cầm chắc lỗ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì thực hiện một phần đơn hàng để giữ chân khách hàng, người lao động, cũng như duy trì dòng tiền của doanh nghiệp để không bị rơi vào trường hợp nợ xấu khi bị ngân hàng đánh giá.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ đứt gãy chuỗi cung hạt điều toàn cầu khi Việt Nam đang giữ vị thế là nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, chiếm gần 80% lượng nhân điều xuất khẩu. Khi ấy, không chỉ ngành điều Việt Nam mà các nhà phân phối, bán lẻ hạt điều cũng bị ảnh hưởng.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Điều Việt Nam đã gửi công văn đến Hiệp hội các Nhà xuất khẩu điều Bờ Biển Ngà, đề nghị Hiệp hội này hỗ trợ nhắc nhở các nhà xuất khẩu thực hiện đúng hợp đồng bán điều thô.

Đồng thời, Hiệp hội Điều Việt Nam sẽ có văn bản kiến nghị lên Chính phủ, các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn cho ngành điều, trong đó có tác động các nước châu Phi gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu điều thô.

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Điều Việt Nam kiến nghị quan tâm phát triển vùng nguyên liệu điều, phát triển bộ giống điều chất lượng, năng suất cao. Điều này sẽ giúp các nhà chế biến điều bớt phụ thuộc nguồn nhập khẩu, để không bị chèn ép.

Bên cạnh đó, theo phản ánh của một số doanh nghiệp, Việt Nam có lợi thế về công nghệ, máy móc bóc tách hạt điều thô, máy chẻ điều nhân không bị vỡ, ít phế phẩm… sản phẩm điều nhân xuất khẩu được các nước ưa chuộng. Nhưng hiện nay, những máy móc này đang được doanh nghiệp Việt Nam cung cấp công nghệ, máy móc cho nhà máy điều ở châu Phi, Bờ Biển Ngà. Tuy nhiên, họ chưa làm được hết các công đoạn chế biến điều thô như Việt Nam, chỉ làm đến khâu bóc vỏ cứng, sau đó xuất sang Việt Nam. Việc nhập khẩu nhân điều sót lụa nói trên của doanh nghiệp Việt Nam không phải để tiêu thụ trong nước mà là sản xuất thực hiện một số công đoạn cuối sau đó tái xuất. Như vậy, giá trị gia tăng thu được từ những công đoạn sau không nhiều.

Trước thực trạng đã sở hữu được hệ thống thiết bị máy móc, sở hữu được công nghệ chế biến hạt điều trong tay, một số nước châu Phi chuyển hướng chú trọng đầu tư sản xuất nội địa, cấm xuất khẩu điều thô để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến trong nước. Chẳng hạn như Benin đã thông báo cấm xuất khẩu điều thô từ năm 2024. Chính phủ một số nước châu Phi đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi như miễn giảm các loại thuế, xây dựng hạ tầng bài bản từ kho bãi, khu vực sơ chế, nhà máy chế biến sâu, dây chuyền đóng gói, phòng thí nghiệm chất lượng thực phẩm,... sẽ là những trở ngại lớn trong việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu điều của doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang bắt đầu thực hiện việc nhập nguyên liệu hạt điều bán thành phẩm (đã qua bước sơ chế tách vỏ), thậm chí còn nhập hàng thứ cấp, hàng phế phẩm (phần hạt xấu, hạt thải loại) về để tiếp tục chế biến sâu hoặc kinh doanh thương mại. Việc này vô hình trung sẽ trở thành động lực và cơ hội cho các nước bạn nâng cao trình độ sản xuất hạt điều, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị, chất lượng thương hiệu của hạt điều Việt Nam.

Chính vì thế, một số doanh nghiệp đề nghị cơ quan quản lý cần xem xét việc xuất khẩu công nghệ chế biến; cũng như có biện pháp chế tài đối với những lô hàng nhân điều nhập khẩu… để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước.

分享到: