游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:06:42
Ở Trung tâm Công tác xã hội tỉnh,ảmgiađnhnhưliềuthuốkết quả tokyo verdy từ năm 2016 đến nay có khá nhiều bệnh nhân được gia đình bảo lãnh về nhà chăm sóc, tình cảm gia đình đã giúp những người bệnh tâm thần từng bước hòa nhập với cộng đồng...
Khỏe hơn nhờ gần gia đình
Từ khi tiếp nhận từ Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ (năm 2015) đến nay, có 112 lượt bệnh nhân được bảo lãnh về tạm thời và 40 bệnh nhân được bảo lãnh về chính thức. Ông Lê Văn Cao, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, cho biết: “Ngoài kết hợp các hoạt động trị liệu, chúng tôi luôn tạo điều kiện để gia đình đến thăm các bệnh nhân. Với những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần kinh thì sự động viên về mặt tinh thần của gia đình rất quan trọng, chỉ cần bệnh nhân thoải mái đầu óc thì bệnh tình sẽ thuyên giảm rất nhanh”.
Nhờ sự chăm sóc của cán bộ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, sự quan tâm của gia đình, sức khỏe anh Vũ Linh (bìa trái) đã phục hồi.
Hiểu được tầm quan trọng của gia đình, Ban Giám đốc trung tâm đã tạo điều kiện để gia đình đến thăm bệnh nhân thường xuyên, không phân biệt ngày thứ bảy, chủ nhật, thay vì chỉ thăm vào ngày thứ ba và thứ sáu như trước đây. Bà Lý Thị Tý, ở ấp Thạnh Mỹ, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, cho biết: “Con trai tôi bị bệnh tâm thần kinh, hay nói lảm nhảm nên chúng tôi đưa vào Trung tâm Công tác xã hội để được điều trị. Khi còn thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ, tôi muốn đến thăm phải đợi đến ngày quy định. Nhiều khi có việc đi ngang qua đây, nhưng không đúng ngày, nên không vào thăm được. Hơn 1 năm nay, bất kể ngày nào chúng tôi cũng đến thăm con em mình được. Được vậy, mừng lắm”. Với quy định mới này, không chỉ giúp gia đình phấn khởi, mà góp phần giúp các bệnh nhân điều trị ở trung tâm thoải mái hơn, bởi ngoài sự chăm sóc ân cần chu đáo của những cán bộ, nhân viên ở trung tâm, thì còn được sự động viên thường xuyên của gia đình. Nhờ đó, sức khỏe phục hồi ngày càng tốt hơn. Hiện nay, con trai bà Tý, anh Nguyễn Văn Thảo đã được bảo lãnh về tạm thời, nếu sau 3, 4 tháng sống cùng gia đình, sức khỏe anh Thảo ổn định thì sẽ được bảo lãnh về chính thức.
Là một trong những bệnh nhân được bảo lãnh về chính thức, anh Huỳnh Văn Vũ Linh, ở ấp 3B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Các cậu, các anh ở trung tâm ai nấy tốt lắm, mọi người rất tận tình chăm sóc chúng tôi. Ngoài ra, cha mẹ luôn đến thăm, an ủi, động viên về mặt tinh thần. Nhờ vậy, sức khỏe tôi tiến triển tốt hơn, không còn những biểu hiện bất thường như lúc trước”. Theo lời bà Nguyễn Thị Xê, mẹ anh Vũ Linh, sức khỏe anh Vũ Linh được như bây giờ vợ chồng bà mừng lắm. Lúc mới bị bệnh anh Vũ Linh cứ đi lang thang suốt cả ngày, quậy phá gia đình. Nhờ được mọi người hướng dẫn, gia đình đã đưa anh vào trung tâm. Từ khi vào trung tâm, dù cuộc sống khó khăn, đường sá xa xôi đi lại tốn kém, nhưng tháng nào bà cũng đến thăm con. “Tháng nào không đi thăm con, tôi cứ lo lắng, không làm gì được. Đến trung tâm thấy con khỏe mạnh, tôi mới yên tâm đi làm. Hiện nay, thằng Vũ Linh đã về nhà được 3 tháng, tôi luôn chăm sóc con chu đáo từ miếng ăn, giấc ngủ, để con khỏe mạnh, tránh phát bệnh trở lại”, bà Xê bộc bạch.
Sống để yêu thương
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh như mái ấm gia đình thứ hai của những người bị bệnh tâm thần. Tình thương của những cán bộ, nhân viên nơi đây dành cho bệnh nhân đã giúp cuộc sống của người tâm thần thay đổi. Đến Trung tâm Công tác xã hội tỉnh vào buổi sáng, lúc này các cán bộ ở trung tâm đang cấp phát cơm cho các bệnh nhân. Nhìn những cử chỉ ân cần của các cán bộ, công nhân viên dành cho các bệnh nhân khiến người đối diện cảm thấy ấm lòng. Dù các bệnh nhân cũng nhiều lúc chen lấn nhau, gây ồn ào mất trật tự, nhưng mọi người ai nấy đều niềm nở, nhẹ nhàng, chứ không hề bực tức hay cáu gắt. Ông Lê Văn Cao, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, cho biết: “Chúng tôi luôn xác định việc chăm sóc, nuôi dưỡng các bệnh nhân ở đây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình thương giữa người với người trong xã hội. Do đó, các cán bộ, công nhân viên luôn tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng các bệnh nhân”.
Hiện nay, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đang quản lý, chăm sóc 132 bệnh nhân, đa số là những người mắc bệnh tâm thần, số ít là người lang thang không nơi nương tựa. Vì lẽ đó, các cán bộ, công nhân viên ở đây luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc bằng cả cái tâm. Quả thật, nếu không có cái tâm yêu thương người thì khó có thể bám trụ với nghề, bởi công việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần khiến không ít người ngán ngại. Gắn bó với công việc chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân ngay từ khi trung tâm mới thành lập, anh Nguyễn Phước Nguyên, cán bộ y tế, chia sẻ: “Những cán bộ làm việc ở trung tâm như chúng tôi bị bệnh nhân la hét, chửi mắng khi lên cơn là chuyện thường ngày. Những lúc như vậy, tôi không hề nản chí, từ bỏ công việc của mình, mà càng thấy thương những bệnh nhân ở đây hơn. Nghề này cần phải kiên nhẫn thì mới có thể gắn bó lâu dài, bởi chăm sóc bệnh nhân thông thường đã khó, còn chăm sóc bệnh nhân tâm thần lại càng khó hơn gấp nhiều lần. Dù công việc có nhiều khó khăn, vất vả nhưng tôi tin rằng, những ai có tâm với nghề sẽ làm tốt công việc này”.
Không chỉ chăm sóc các bệnh nhân tại trung tâm, mà khi có bệnh nhân mắc bệnh cần điều trị ở bệnh viện, các cán bộ, nhân viên lại trở thành người thân đi theo để chăm sóc bệnh nhân, bất kể đó là bệnh nặng hay nhẹ….
Mỗi người bệnh tâm thần ở trung tâm có mỗi hoàn cảnh, mỗi câu chuyện đời khác nhau, nhưng họ đều có điểm chung là cần tình thương, sự quan tâm của gia đình, người thân. Sự yêu thương, quan tâm đó như liều thuốc vô giá giúp các bệnh nhân không may mắc bệnh tâm thần kinh sớm hồi phục sức khỏe, hòa nhập cộng đồng, xã hội.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接