当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【thứ hạng của real valladolid】Người dân tự xoay sở mua thuốc điều trị Covid

Em trai mắc Covid-19,ườidântựxoaysởmuathuốcđiềutrịthứ hạng của real valladolid anh N.B (đã đổi tên, TP Thủ Đức) nhanh chóng nhắn tin Facebook đến tiệm thuốc quen để hỏi mua Molnupiravir. Sau nửa ngày đặt hàng, gửi tiền cọc, anh nhận được 4 hộp Molravir 400 (thành phần Molnupiravir 400mg).

Để yên tâm, anh kiểm tra mã QR phía sau hộp thuốc và chắc ăn, đây đúng là hàng chính hãng.

“Tôi gửi cho em trai một hộp, 3 hộp còn lại mua giùm bạn bè. Nhà họ cũng có F0 nhưng tiệm thuốc đòi giấy xác nhận hoặc đơn thuốc. Nhiêu khê quá nên tôi mua giùm”, anh B. nói.

{ keywords}
Thuốc Molravir 400 được bán với giá 250.000 - 290.000 đồng/hộp.

Theo anh B., mỗi hộp Molravir 400 có giá 290.000 đồng, chỉ cao hơn 40.000 đồng so với giá công bố trên báo chí. Giá rẻ, hàng thật, nhanh gọn, thế là anh bớt lo âu khi gia đình có người test nhanh 2 vạch. 

“Nhà nào có bệnh mới phải mua, không ai dại uống đề phòng vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ. Nhân viên nhà thuốc họ đều tư vấn, mình không lo chuyện đó”.

Chị T., chủ một quầy thuốc tây tại TP.HCM cho biết, để có đủ thuốc cho khách quen đặt trước, chị phải “giành giật” với các bạn hàng. Vì làm ăn nhỏ nên chị không dám gom dự trữ. Bên cạnh đó, quy định bán thuốc Molnupiravir hiện nay khá nhiều thủ tục nên chị cũng chần chừ không dám nhập nhiều.

“Chủ yếu tôi bán cho khách quen. Molravir 400 đang “hot” lắm. Giá cũng nhảy múa. Ban đầu giá bán lẻ là 350.000 đồng, mấy tiếng sau đã giảm còn 290.000 đồng”.

Cũng theo chị T., trên một số sàn thuốc sỉ, Molravir 400 đã tạm hết hàng.

{ keywords}
Nhiều F0 loay hoay không mua được thuốc dù đúng đối tượng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. 

Trên thực tế, từ thời điểm thuốc Molnupiravir chính thức lên kệ ở các cửa hàng dược phẩm, người mua được không nhiều. Cảnh tay không từ hiệu thuốc trở về rất phổ biến.

Lý do là người dân không đáp ứng đủ quy định như phải có giấy xác nhận F0, có đơn thuốc do bác sĩ ký tên.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Chuyên gia dịch tễ, bán thuốc kháng virus theo đơn bác sĩ kê là đúng. Nhưng với Covid-19, quy định này lại trở nên quá khó khăn, nhiêu khê.

“Bác sĩ nào được quyền kê đơn này, đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể. Bệnh nhân đang mắc Covid-19 làm sao đến phòng khám hay bệnh viện để bác sĩ khám và kê đơn được?

Còn nếu chờ giấy xác nhận F0 của địa phương thì đã muộn vì thuốc chỉ dùng trong những ngày đầu mắc Covid-19. Hãy cắt giảm thủ tục nếu không người bệnh vẫn rất khó khăn khi tiếp cận thuốc”, bác sĩ Khanh đề xuất.

Trong khi đó, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Thành viên Tổ tư vấn chính sách và phục hồi kinh tế TP.HCM đề xuất 2 biện pháp. Thứ nhất,  giao cho trạm y tế phường xã nơi F0 khai báo, được kê đơn thuốc theo đúng chỉ định.

Ông cho rằng, trước đây y tế phường, y tế lưu động trực tiếp cấp gói thuốc C (thuốc Molnupiravir). Do vậy, việc ra toa thuốc cho bệnh nhân Covid-1 lúc này là phù hợp.

Yêu cầu đặt ra là việc kê đơn thuốc cho F0 phải nhanh chóng vì thuốc kháng virus chỉ có tác dụng trong những ngày đầu nhiễm bệnh. Hiện vẫn có phản ánh cho thấy, F0 cách ly tại nhà chỉ được nhận giấy xác nhận F0 cùng giấy hoàn thành cách ly khi đã test âm tính tại trạm.

“Chúng ta cần cho phép người dân đến trạm y tế để xin toa thuốc thay vì chờ đợi”, PGS Đỗ Văn Dũng đưa ra phương án.

{ keywords}
Người dân TP.HCM trong ngày đầu tiên được mua thuốc Molnupiravir. 

Thứ hai, các nhà thuốc xây dựng trang web để bệnh nhân đọc và ký tên trực tuyến. Thuốc Molnupiravir có thể có nguy cơ gây kháng thuốc hoặc có thể gây đột biến nhưng rất nhỏ so với nguy cơ tiến triển nặng của bệnh nhân.

“Molnupiravir không tương tác với thuốc khác nên không sợ bị kị thuốc”, chuyên gia cho biết. Bên cạnh đó, Bộ Y tế thường xuyên có những khuyến cáo về tác dụng phụ của thuốc, đối tượng chống chỉ định của Molnupiravir. 

Rõ ràng, hàng triệu liều Molnupiravir trong nước lúc này đã gần người bệnh Covid-19 hơn bao giờ hết. Thế nhưng, họ vẫn đang “khát”. Bác sĩ Trương Hữu Khanh thẳng thắn cho rằng, nếu còn khó khăn, người bệnh sẽ lại tìm đến thuốc lậu có giá vài triệu một hộp.

"Cuối cùng, người dân lại chịu hậu quả lớn nhất”, ông nói.

Trong khi đó, đại diện một công ty sản xuất dược phẩm tại TP.HCM cho biết, Bộ Y tế và các doanh nghiệp đã vô cùng nỗ lực để thuốc Molnupiravir được sản xuất trong nước, dù không phải sớm như kỳ vọng.

“Bước khó nhất chúng ta đã làm được thì tại sao không cắt giảm những thủ tục rườm rà để người dân thực sự được tiếp cận thuốc “nội”?”, ông bày tỏ.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị này đã có công văn gửi Bộ Y tế để xin hướng dẫn đối với việc kê đơn cho bệnh dịch loại A là Covid-19. 

Bà Mai khẳng định, thuốc Molnupiravir phải có kê đơn của bác sĩ. Bác sĩ chịu trách nhiệm khẳng định bệnh nhân mắc Covid-19, đủ điều kiện uống thuốc và theo dõi để phòng ngừa biến chứng xảy ra do tác dụng phụ của thuốc.

"Quản lý như vậy để bảo vệ người uống thuốc và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ kháng thuốc", bà Mai cho biết. 

Linh Giao

Những người không thể dùng thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19

Những người không thể dùng thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19

Bệnh nhân dưới 18 tuổi không được dùng Molnupiravir vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

分享到: