Kiểm soát chặt chẽ bếp ăn trường học
Tại Trường mầm non Họa Mi,ỗilobếpănhọcđườrennes đấu với lyon thị xã Bình Long, đoàn thanh - kiểm tra đã kiểm tra tổng thể, từ hồ sơ pháp lý, đánh giá điều kiện chấp hành pháp luật về ATTP đến khâu tiếp nhận thực phẩm ở bếp ăn, hạn sử dụng, chế biến đến bảo quản thực phẩm, bảo quản mẫu của bếp ăn nhà trường. Cô Vũ Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường cho biết: Trường mầm non Họa Mi đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp độ 3 từ năm 2015. Trường có 441 trẻ chia làm 15 nhóm, lớp. Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, trường đã tuân thủ quy trình bếp 1 chiều, nguồn nước chế biến thực phẩm đảm bảo sạch để nấu ăn cũng như vệ sinh, cung cấp nước uống và xét nghiệm nguồn nước hằng năm. Nhân viên cấp dưỡng cũng được tập huấn về ATTP và khám sức khỏe định kỳ hằng năm.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh kiểm tra bếp ăn tập thể tại Trường mầm non Tân Khai B, huyện Hớn Quản
Đoàn kiểm tra tại Trường mầm non Tân Khai B, huyện Hớn Quản và ghi nhận sự chủ động của Ban giám hiệu trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác đảm bảo quy trình 1 cửa, 3 bước trong tiếp nhận, sơ chế, chế biến, bảo quản, lưu mẫu thực phẩm. Đoàn cũng đã phổ biến một số nét mới trong các quy định về ATTP như: Trao quyền chủ động nhưng gắn liền trách nhiệm cho trưởng bếp ăn tập thể. Đoàn đã lưu ý trường để mẫu lưu thực phẩm vào tủ khác thay vì để chung, ảnh hưởng tới chất lượng mẫu lưu.
Cô Trương Thị Nha Trang, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Khai B chia sẻ: Trường thành lập từ tháng 4-2015, hiện có 301 cháu chia thành 10 nhóm, lớp (9 lớp lá, 1 nhóm). Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, từ khâu tiếp nhận, chuyển hàng vào bếp, sơ chế, chế biến, phân chia, cân đo thức ăn cho các cháu đều phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh, phân chia đúng định lượng.
Khó quản lý điểm buôn bán nhỏ lẻ quanh trường học
Bác sĩ chuyên khoa II Phan Thanh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế trăn trở: “Lo ngại nhất hiện nay là cơ quan chức năng chỉ giám sát được nguồn thực phẩm trong bếp ăn tập thể nhà trường. Các cơ sở nhỏ lẻ bên ngoài cung cấp thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp khá nhiều không rõ nguồn gốc, thậm chí quá hạn sử dụng. Trách nhiệm quản lý thuộc về chính quyền cơ sở nhưng chưa chặt chẽ và đang tạo ra những “lỗ hổng”. Điều dễ thấy trước cổng trường học là luôn có “cửa hàng di động” bán bánh, kẹo, nước ngọt. Phần lớn hàng hóa không nhãn mác, nguồn gốc không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe trẻ em rất lớn”.
Từ kết quả thanh - kiểm tra thực tế, cùng những khuyến cáo của lực lượng chức năng, vấn đề ATTP cho các bếp ăn tập thể trường học nói riêng, ATTP nói chung quanh trường học cần sự vào cuộc của toàn xã hội để góp phần giúp môi trường học đường thực sự an toàn cho học sinh. “Khuyến cáo của chúng tôi với phụ huynh là buổi sáng nên cho con ăn sáng ở nhà hoặc trong trường, có sự chăm sóc của các thầy, cô giáo. Để đảm bảo an toàn cho con trẻ cả trước mắt và lâu dài, cha mẹ không nên mua thức ăn không rõ nguồn gốc ở bên ngoài” - ông Phan Thanh Dũng chia sẻ thêm.
Theo số liệu của Sở GD-ĐT, Bình Phước hiện có hơn 200 cơ sở giáo dục các cấp có bếp ăn nhà trường. Đa số cơ sở giáo dục quan tâm công tác đảm bảo ATTP. Tuy nhiên, để đảm bảo thực phẩm thực sự an toàn cho học sinh, bên cạnh cơ sở giáo dục tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, các bậc phụ huynh cũng cần đồng hành với nhà trường.
Trong Tháng hành động vì ATTP năm 2020, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ban hành 130 văn bản chỉ đạo; thành lập 127 đoàn thanh - kiểm tra 1.533 cơ sở trong toàn tỉnh. Qua đó, 100% mẫu xét nghiệm nhanh đều đạt tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, tại một số cơ sở còn nhiều vi phạm được các đoàn chỉ ra như: không niêm yết giá; người trực tiếp pha chế, chế biến không mang găng tay, khẩu trang; điều kiện khu vực chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm chưa đảm bảo an toàn vệ sinh, ATTP... Qua đó xử phạt 23 cơ sở với tổng 90 triệu đồng và nhắc nhở 183 cơ sở.