Lâm Đồng: Sở Tài nguyên và Môi trường nhận khuyết điểm trong công tác tham mưu dự án sân golf Đồi Cù Lâm Đồng: Bất nhất trong xử lý vi phạm,âmĐồngThuhồivănbảnđưaSângolfĐồiCùvàorừngphònghộnộiôĐàLạsoi kèo trận ba lan môi trường đầu tư bị ảnh hưởng? Lâm Đồng: Muốn cải thiện môi trường đầu tư cần công bằng với các doanh nghiệp |
Ngày 12/7, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Quốc Hùng, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL cho biết, doanh nghiệp vừa nhận được Văn bản số 5805/UBND-LN của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thu hồi, huỷ bỏ văn bản cũng của tỉnh này ban hành năm 2016 "đưa gần 30 ha rừng do chủ đầu tư sân Golf Đồi Cù tự trồng vào diện tích rừng phòng hộ nội ô Đà Lạt".
Theo nội dung Văn bản số 5805/UBND-LS của UBND tỉnh Lâm Đồng thể hiện: “Thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về việc báo cáo rà soát một số dự án liên quan đến rừng qua kiểm tra của Đoàn kiểm tra số 1368 - Uỷ ban Kiểm tra Trung ương...”.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng có ý kiến: “Thu hồi, hủy bỏ Văn bản số 4134/UBND-LN ngày 20/7/2016 của UBND tỉnh về việc chuyển diện tích 29,59 ha rừng trồng thông năm 1993 trong sân Golf Đà Lạt đã đạt tiêu chí thành rừng phòng hộ nội ô Đà Lạt, như đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1504/SNN-KL ngày 02/7/2024.”
Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao các sở, địa phương: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, UBND TP. Đà Lạt và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật hiện hành có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.
Theo Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL, phần lớn diện tích thông 3 lá trong sân Golf Đồi Cù là do doanh nghiệp trồng vào năm 1993. (Ảnh: Lê Sơn) |
Trước đó, ngày 20/7/2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Văn bản số 4134/UBND-LN về việc “Chuyển 29,59 ha trồng thông năm 1993 trong sân Golf Đà Lạt đã đạt tiêu chí thành rừng vào mục đích rừng phòng hộ nội ô Đà Lạt; Giao trách nhiệm cho Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL quản lý diện tích rừng trên theo quy định”. Tại văn bản này cũng khẳng định “Công ty Cổ phần Hoàng Gia không phải thuê rừng do diện tích trên doanh nghiệp tự trồng”.
Ông Trần Quốc Hùng, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL cho biết năm 1991, khi doanh nghiệp tiếp nhận diện tích 62,4 ha (trong đó có 29,59 ha đã đưa vào rừng phòng hộ nêu trên), khi doanh nghiệp nhận dự án thì toàn bộ diện tích sân Golf này chỉ có 79 cây thông mọc rải rác dọc đường Trần Quốc Toản và đường Trần Nhân Tông. Do đó, năm 1993, Công ty đã tổ chức cải tạo đất và trồng hàng ngàn cây thông 3 lá trên diện tích đất được thuê này.
Đến năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức kiểm tra hiện trạng và có văn bản đề nghị UBND tỉnh đưa 1 phần diện tích rừng thông này vào rừng phòng hộ nội ô Đà Lạt. Chính vì quyết định này đã khiến cho doanh nghiệp rơi vào “sóng gió” gần 1 năm qua với các lỗi vi phạm liên quan đến xây dựng công trình Toà nhà Câu lạc bộ Golf trên đất rừng phòng hộ.
Ông Trần Quốc Hùng cho biết thêm, với việc ban hành văn bản số 5805 này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã xác nhận diện tích toàn bộ sân Golf Đà Lạt vẫn thường gọi là Sân Golf Đồi Cù tại Phường 1, TP. Đà Lạt không còn là rừng phòng hộ, do đó sẽ không còn chịu sự điều chỉnh của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đối với đối tượng rừng phòng hộ.
Tuy nhiên, tại trang 4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 816816 ngày 31/7/2008 (cấp theo quyết định số 842/QĐ-UBND ngày 8/4/2008) của UBND tỉnh Lâm Đồng, cấp cho Công ty TNHH Khu nghỉ mát Đà Lạt (nay là Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL) nêu rõ: Ngày 28/12/2023, căn cứ theo Quyết định số 2068/QĐ-UBND (ngày 16/9/2016) của UBND tỉnh Lâm Đồng…Điều chỉnh mục đích sử dụng đất từ “623.399m2 đất cơ sở thể dục thể thao (sân golf) và 639,2m2 đất sản xuất kinh doanh” thành “3.212m2 đất thương mại, dịch vụ (639,2m2 đất xây dựng công trình có mái che và 2.572,8m2 đất đường đi, sân bãi); 324.926,2 m2 đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao (sân golf) và 295.900m2 đất rừng phòng hộ nội ô”. Điều này đồng nghĩa với việc UBND tỉnh Lâm Đồng phải điều chỉnh nội dung “295.900m2 đất rừng phòng hộ nội ô” cho doanh nghiệp.
Một trong những nguyên nhân, lý do sai phạm và vướng mắc của công trình này bắt nguồn từ diện tích rừng do chính doanh nghiệp trồng, nhưng sau khi UBND tỉnh đưa 1 phần vào diện tích rừng phòng hộ, thì phần diện tích này đã không còn là đất cơ sở thể dục thể thao và đất cơ sở sản xuất kinh doanh như khi doanh nghiệp bắt đầu tiếp quản để đầu tư vào năm 1991. Do là đất rừng phòng hộ, nên mọi hoạt động xin cấp phép đầu tư xây dựng của doanh nghiệp đều không được chấp nhận theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Từ cuối năm 2023 đến nay, công trình Câu lạc bộ Sân Golf Đồi Cù Đà Lạt, do Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL làm chủ đầu tư liên tục bị nhiều cơ quan truyền thông, báo chí và dư luận nhắc đến với các sai phạm như xây dựng công trình không phép; xây dựng công trình sai phép; xây dựng công trình trên diện tích rừng phòng hộ... Các sở, ngành và UBND tỉnh Lâm Đồng, UBND TP. Đà Lạt liên tục ban hành các văn bản xử lý sai phạm của chủ đầu tư sân Golf. Gần đây nhất là ngày 20/5/2024, UBND TP. Đà Lạt đã có Thông báo số 360/TB-CCXD về việc thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với chủ đầu tư của công trình này.
"Doanh nghiệp luôn chấp hành, thực hiện nghiêm túc việc dừng hoạt động xây dựng dự án Toà nhà Câu lạc bộ sân Golf Đồi Cù. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã nhiều lần làm văn bản 'kêu cứu' gửi đến các Bộ, ngành Trung ương; các sở, ngành địa phương liên quan mong muốn sớm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục triển khai dự án. Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía các cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp..."- ông Trần Quốc Hùng, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL chia sẻ.