【tỷ số va tỷ lệ 2 in 1 châu a ma cao】Không cương quyết, không thể tiến bước

时间:2025-01-24 23:25:01 来源:88Point

Ngày chưa hết khó

Hơn 3 tháng trước,ôngcươngquyếtkhôngthểtiếnbướtỷ số va tỷ lệ 2 in 1 châu a ma cao Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Chính phủ nhất quán quan điểm không thể để các cháu học trực tuyến quá lâu. Ông cũng nhìn nhận về việc trong lúc chưa có đủ vắc-xin, khi vắc-xin khan hiếm trên toàn cầu, chưa có thuốc điều trị, chưa hiểu hết về biến chủng mới, chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó, năng lực y tế còn hạn chế, Chính phủ bắt buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, điều này tác động tới các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ công bố Chương trình Sức khỏe học đường  giai đoạn 2021 - 2025, ngày 10/2/2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ công bố Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025, ngày 10/2/2022.

Theo Thủ tướng, những đợt giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và việc hạn chế di chuyển liên quan đến đại dịch đã khiến các cháu phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải rời xa gia đình, bạn bè, trường lớp, thầy cô, rời xa những không gian, những trò vui đùa của tuổi thơ. Các cháu ít được vận động ngoài trời, thiếu tương tác xã hội, không được giao lưu với bạn đồng lứa.

Tại Lễ công bố Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025, ngày 10/2, Thủ tướng nói: “Dịch Covid-19 đã bước sang năm thứ ba và đang tiếp tục tác động nặng nề lên sức khỏe tinh thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và thanh thiếu niên” và dẫn ra dữ liệu gần đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) - “Cứ 7 em thì có ít nhất 1 em trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục”.

“Cương quyết” là hai từ được Chính phủ nhắc đến nhiều trong việc mở cửa, nhất là mở cửa trường học.
“Cương quyết” là hai từ được Chính phủ nhắc đến nhiều trong việc mở cửa, nhất là mở cửa trường học.

Với quyết tâm rất cao từ Chính phủ, những ngày đầu tháng 2, cũng là những ngày mở cửa trường học trở lại trên phạm vi cả nước. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, tính từ ngày 7/2 đến 17/2, tổng số học sinh học trực tiếp là 21.001.019/22.409.817 em, chiếm 93,71% tổng số học sinh.

Nhiều địa phương hừng hực khí thế như Hải Phòng rộn ràng tinh thần không sợ hãi, không đóng cửa, kể cả có một học sinh đi học trực tiếp trở lại vẫn mở cửa trường học… Nhưng ngày tháng chưa hết khó. Khí thế là vậy mà chỉ chưa đầy hai tuần sau, hàng loạt địa phương quay đầu trở về dạy học trực tuyến.

Sốc vỏ đạn

Nhiều tháng trong năm 2021, yêu cầu mỗi xã phường là một “pháo đài”, mỗi người dân là một “chiến sĩ”, với các cuộc lùng sục truy vết F0, F1, F2… đã trở thành nỗi ám ảnh ghê gớm của người dân. Thời gian đó, có những F0 còn phải đối diện với pháp đình vì làm lây lan virut. Bởi vậy, tinh thần “cố thủ” của người dân trước dịch bệnh là rất cao, dù Chính phủ đã chuyển trạng thái sang sống chung từ tháng 11 năm ngoái.

Sống chung, nhưng ca nhiễm hàng ngày thì vẫn đếm, với mỗi con số tăng giảm vẫn được nhấn nhá như thời chiến, không khác nào tiếng loa phóng thanh nã vào tinh thần của người dân. Bởi vậy, ngành Y tế dẫu có nhiều lần trấn an rằng, trên 90% ca nhiễm là nhẹ và không có triệu chứng, sẽ hết sau khoảng 7 - 10 ngày vì hầu hết đã tiêm 2 - 3 mũi vắc-xin thì người dân vẫn quay cuồng trong nỗi hoảng hốt. Nỗi sợ đến nỗi mà như bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từng phản ánh: “Có triệu chứng: test. Không triệu chứng cũng test. Thậm chí, có gia đình không ai nhiễm nhưng test thường xuyên vì sợ hãi Covid”.

Dỡ bỏ “pháo đài”

Chính phủ xác định vắc-xin là vũ khí hữu hiệu trong cuộc chiến với đại dịch và khi đã xác định sống chung thì vắc-xin là điều kiện tiên quyết. Việt Nam từ cuối năm ngoái đã trở thành một trong 6 quốc gia có tỷ lệ bao phủ tiêm vắc-xin cao nhất thế giới và tốc độ tiêm nhanh nhất thế giới. Từ lúc chỉ có khoảng hơn 300.000 liều vắc-xin khi bắt đầu đợt bùng phát dịch thứ 4 (tháng 5/2021), đến giờ, Việt Nam đã có khoảng 212 triệu liều.

Chính phủ đã có nỗ lực rất cao trong bao phủ tiêm vắc xin cho người dân và tiếp tục nỗ lực này với tinh thần trách nhiệm rất cao khi ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngày 28 tết, Thủ tướng phát động cả nước bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc-xin thần tốc mùa Xuân năm 2022 để đạt mục tiêu hết tháng 1, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12 - 17 tuổi; trong quý I, hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên. Cùng với đó, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng trong việc tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi.

Vắc xin có thể giúp cho trên 90% người dân triệu chứng nhẹ và không triệu chứng, hay nói cách khác là khi có vắc xin, Covid-19 chỉ còn như cơn gió sụt sịt thoảng qua. Cùng với đó, hiện đã ở giai đoạn không còn coi virut là “giặc”. Nhưng kể cả là như vậy, thì chỉ nhìn từ việc đưa học sinh đến trường, đã thấy, để đời sống kinh tế xã hội có thể thực sự phục hồi và khỏe lại, không chỉ trông ở vắc-xin. Bởi thực tế, vắc-xin không thể trị được hội chứng “sốc vỏ đạn”. Chính phủ đã có được lòng dân để tạo ra những pháo đài chống dịch. Hơn bao giờ hết, lúc này, Chính phủ cũng phải nỗ lực rất cao để giúp dân dỡ bỏ “pháo đài”, bước ra khỏi nỗi sợ.

Hệ quả là kit test cháy hàng, mà theo mô tả của Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: “Có một bộ phận lớn người dân tích trữ nhiều kit để xét nghiệm thường xuyên. Có người một ngày xét nghiệm 3 lần để xem có lên vạch không? Hoặc có F0 nóng lòng, liên tục tự xét nghiệm để xem vạch mờ hay chưa?” “Vạch lên không?”. Chỉ trả lời cho câu hỏi ấy cũng đã làm nên cơn náo loạn về giá ở thị trường thuốc và dược phẩm y tế, thì sao có thể “sống chung”?

Chuyển từ thời chiến sang sống chung, nỗi sợ hãi không mất đi. Nếu như trong “thời chiến” với “giặc” Covid-19, việc xét nghiệm được chính quyền đến từng ngõ, gõ từng nhà, mời từng người đi xét nghiệm miễn phí thì ở thời “sống chung”, không phải là dịch bệnh nữa mà là kit test bào mòn cả tinh thần và túi tiền của người dân, vốn dĩ đã rất teo tóp. Thời chiến, F0 chỉ được quanh quẩn trong hàng rào phong tỏa. Sống chung, F0 đổ ra đường, chen chân đến phường để… xin xét nghiệm bản thân đã là F0, có chứng nhận rồi, lại trở về đi mua test và test… Rõ ràng, đã có hẳn làn sóng những người dân “sốc vỏ đạn”, hay còn gọi là hội chứng sang chấn thời hậu chiến.

Quý hơn kim cương

Thủ tướng Phạm Minh Chính những ngày qua tỏ ra rất phấn khởi trước chiến thắng của các đội tuyển bóng đá Việt Nam. Gặp mặt, chúc mừng và khen thưởng Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam vừa lập thành tích xuất sắc lần đầu tiên tham dự Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới (World Cup) 2023, Thủ tướng gọi họ là những "cô gái kim cương” và nhắc đến hoàn cảnh trớ trêu là đúng vào thời điểm chuẩn bị thi đấu, đa số các thành viên đội tuyển bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nên gặp rất nhiều khó khăn do sức khỏe, thể lực chưa kịp hồi phục. Ông nhấn mạnh: “''Lửa thử vàng, gian nan thử sức", các em đã vượt qua tất cả để mang vinh quang cho Tổ quốc”.

Ngay sau trận chung kết Giải Vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2022, Thủ tướng cũng gửi lời chúc mừng và biểu dương toàn thể các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam. Cũng như đội tuyển bóng đá nữ, nhiều cầu thủ U23 bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng đội tuyển Việt Nam, vượt qua nghịch cảnh, đăng quang ngôi vô địch.

Nếu như toàn dân cũng có được tinh thần như của các đội bóng, thì chắc chắc như vậy còn quý hơn cả kim cương. Có được thứ quý hơn kim cương hay không, phải trông chờ ở sự cương quyết của Chính phủ: Cương quyết cứu dân ra khỏi nỗi khốn khổ sang chấn hậu Covid. Một trong những động thái cương quyết đầu tiên vừa được Thủ tướng phát đi: Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế cắt giảm ngay thủ tục hành chính liên quan đến việc mua thuốc phòng, chống Covid-19, không để nhân dân vất vả với quá nhiều thủ tục mua thuốc này.

推荐内容