【c1 tối qua】Không để tình trạng thiếu quy chuẩn, mập mờ trong kiểm tra hàng hóa
作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:29:21 评论数:
Ghi nhận nỗ lực của Bộ Khoa học và Công nghệ
Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, kể từ ngày 19/8/2016 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị thứ 38 Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ tiến hành kiểm tra.
Truyền đạt lại ý kiến đánh giá của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong nhiệm kỳ mới của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ có rất nhiều đổi mới trong công tác điều hành, tổ chức Bộ, những nội dung lớn mà Bộ đã đạt được với sự cố gắng và nỗ lực tốt, nổi bật nhất là thành tích Bộ đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về chủ trương và thực hiện đổi mới sáng tạo. “Sự chuyển động của ngành Khoa học và Công nghệ rất tốt, thể hiện ở cả các cấp, các ngành tại địa phương”- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Theo Tổ trưởng Mai Tiến Dũng, cải cách kiểm tra chuyên ngành là một trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, bởi hiện nay hoạt động này đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Tính trung bình một năm các doanh nghiệp phải mất 30 triệu ngày công và chi phí gần 15.000 tỷ đồng cho kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện có gần 100.000 mặt hàng phải kiểm tra khi thông quan, con số rất lớn, kiểm tra rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm rất ít, chỉ khoảng 0,06%.
Trong công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã rất nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm, vừa qua Bộ đã chủ trì cùng 12 Bộ tổ chức hội thảo 3 ngày tại Vĩnh Phúc, qua đó cam kết giảm 50% số mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2, đồng thời cam kết chuyển mạnh từ tiển kiểm sang hậu kiểm, tăng cường công nhận lẫn nhau, áp dụng quản lý rủi ro.
Vô lý: Kiểm tra thứ không sản xuất được?
“Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ là giảm tối đa tình trạng chồng chéo, xung đột trong các văn bản kiểm tra chuyên ngành. Bộ trưởng cho rằng có nhiều mặt hàng đang phải chịu sự quản lý của nhiều bộ thì có thể rà soát lại, đưa về một bộ quản lý”. Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì trì, phối hợp với các bộ cần tiếp tục rà soát, sớm công bố các quy chuẩn quốc gia với hàng hóa. Điều này rất quan trọng để kiểm tra hàng hóa. “Không thể để mập mờ trong kiểm tra, hoặc kiểm tra bằng cảm quan”- Bộ trưởng nhấn mạnh. “Không thể có chuyện không sản xuất được Iphone mà dám kiểm tra. Mình không biết mà đi kiểm tra người biết”.
Đặc biệt, Bộ cần tích cực triển khai cơ chế một cửa quốc gia, công bố danh mục hàng hóa gắn mã HS, cùng với các Bộ nâng cao hiệu quả của các điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung...
Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã báo cáo nêu bật lên những kết quả đạt được trong thời gian qua. Tính đến ngày 10/10, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao 403 nhiệm vụ. Trong đó, đã hoàn thành 245 nhiệm vụ (225 nhiệm vụ đúng hạn, 20 nhiệm vụ quá hạn); đang thực hiện 158 nhiệm vụ (đều trong hạn).
Về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã có nhiều bước tiến trong việc hoàn thiện văn bản pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo hướng đẩy mạnh sang hậu kiểm, chỉ đạo tăng cường việc thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp, đánh giá tại cơ sở sản xuất nước ngoài đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý.
Trong đó, việc Bộ ban hành Thông tư 02/2017/TT-BKHCN với tinh thần làm rõ cách thức công bố hợp quy dựa trên biện pháp tiền kiểm (kiểm tra trước thông quan), đặc biệt là biện pháp hậu kiểm (kiểm tra sau thông quan) để tạo khung pháp lý chung cho các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng những biện pháp quản lý cụ thể đối với từng nhóm sản phẩm, hàng hóa do bộ, ngành phụ trách. Đặc biệt làm rõ phương thức hậu kiểm, thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với một số nhóm sản phẩm hàng hóa có nguy cơ rủi ro thấp.
Bộ cũng đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý để chuyển 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý sang cơ chế hậu kiểm (cắt giảm từ 24 nhóm sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra trước thông quan xuống còn 2 nhóm sản phẩm, hàng hóa là xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) phải kiểm tra.
Bộ Khoa học và Công nghệ ước tính khi áp dụng Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sẽ giúp cắt giảm khoảng 96% số lô hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ phải kiểm tra trước thông quan.
Bên cạnh đó, trong xã hội hóa hoạt động đánh giá sự phù hợp phục vụ hoạt động kiểm tra chuyên ngành, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp thuộc mọi thành phần kinh tế, đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp đều được tham gia vào hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ định 69 tổ chức đánh giá sự phù hợp để phục vụ quản lý nhà nước đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.
Phát biểu tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết Bộ đã nỗ lực quyết liệt để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, buổi kiểm tra là cơ hội để Bộ lắng nghe phản hồi từ thực tiễn, từ các bộ ngành và các doanh nghiệp, từ đó tiếp tục nỗ lực góp phần xây dựng Chính phủ kiển tạo, hành động, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh mong muốn, Tổ Công tác sẽ có tham mưu với Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc các bộ, ngành để thực hiện sự công nhận và thừa nhận lẫn nhau. Cùng với đó là tăng cường công tác xã hội hóa và rà soát, xử lý các vấn đề liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật.
Liên quan đến công nghệ thiết bị nhập khẩu lạc hâu, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phối với với các bộ, ngành, hiệp hội tháo gỡ khó khăn. Bên cạnh đó, Bộ sẽ tăng cường vai trò quản lý đối với sản phẩm mới. “Chúng tôi sẽ cùng Tổ công tác của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ tăng cường phối hợp, đôn đốc các Bộ trong việc đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành”. - Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.