您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kết quả busan】Bổ sung thẩm quyền để tương ứng nhiệm vụ chống buôn lậu 正文

【kết quả busan】Bổ sung thẩm quyền để tương ứng nhiệm vụ chống buôn lậu

时间:2025-01-10 19:28:05 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Một trong những quan điểm sửa đổi Luật Hải quan là nhằm tăng cường hiệu quả của công tác phòng, chốn kết quả busan

bo sung tham quyen de tuong ung nhiem vu chong buon lau

Một trong những quan điểm sửa đổi Luật Hải quan là nhằm tăng cường hiệu quả của công tác phòng,ổsungthẩmquyềnđểtươngứngnhiệmvụchốngbuônlậkết quả busan chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong ảnh: Hải quan Hà Tĩnh và lực lượng biên phòng phối hợp tuần tra biên giới. Ảnh: Q.Hùng

Truy đuổi liên tục là cần thiết!

Về vấn đề phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (Điều 90), qua tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội, một số ý kiến đại biểu tán thành quy định thẩm quyền truy đuổi của lực lượng hải quan. Có ý kiến đề nghị cân nhắc thêm về sự cần thiết bổ sung thẩm quyền này. Ý kiến khác đề nghị làm rõ trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc truy đuổi nhằm bảo đảm hiệu quả, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.

UBPL cho rằng, một trong những quan điểm sửa đổi Luật Hải quan là nhằm tăng cường hiệu quả của công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Vì vậy, việc bổ sung thẩm quyền của Hải quan trong việc truy đuổi ra ngoài địa bàn hải quan là cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm. Tuy nhiên để tránh chồng chéo trong hoạt động phối hợp ngoài địa bàn hoạt động hải quan, đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định giao Chính phủ quy định chi tiết cơ chế phối hợp giữa hải quan và các cơ quan chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

Được quyền thực hiện các nghiệp vụ

Góp ý về vấn đề thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (Điều 91), có 3 luồng ý kiến khác nhau. luồng ý kiến thứ nhất: tán thành việc giao thẩm quyền trinh sát, điều tra cho lực lượng hải quan. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan đã được quy định trong Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, vì vậy đề nghị cân nhắc việc quy định trong Luật này. Luồng ý kiến thứ ba, đề nghị làm rõ thẩm quyền “trinh sát” của hải quan.

UBPL cho rằng, quy định về thẩm quyền trinh sát, điều tra của lực lượng hải quan là kế thừa Luật hiện hành. Trong thực tế quy định này đã và đang phát huy hiệu quả trong việc đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Quy định này cũng phù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự.

Đối với quy định về nghiệp vụ trinh sát của hải quan, trên cơ sở Luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ đã quy định chi tiết nội dung này trong Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì việc quy định cơ quan Hải quan có quyền thực hiện các nghiệp vụ trinh sát là cần thiết. Đây là các nội dung liên quan đến nghiệp vụ được pháp luật cho phép lực lượng Hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, để tránh hiểu nhầm giữa hoạt động nghiệp vụ của hải quan với hoạt động trinh sát của các lực lượng khác, đề nghị tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý lại khoản 3 Điều 88 dự thảo Luật sẽ được chỉnh lý theo hướng bỏ cụm từ “trinh sát” và quy định chung về thẩm quyền của cơ quan Hải quan như sau: “Áp dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới”.

Cần bổ sung các thẩm quyền tương ứng với nhiệm vụ

Về thẩm quyền của cơ quan Hải quan, công chức Hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 92) có hai loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng hành vi vận chuyển ma túy, vũ khí... tại điểm b khoản 1 là hành vi vi phạm pháp luật hình sự chứ không phải là vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, đề nghị bỏ quy định về thẩm quyền “tạm giữ người, áp giải người” tại điểm này vì không phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Loại ý kiến thứ hai: Tán thành với việc bổ sung thẩm quyền truy đuổi liên tục đối với cơ quan Hải quan, đồng thời đề nghị bổ sung thẩm quyền trong việc dừng phương tiện vận tải để kiểm tra nếu có căn cứ cho rằng có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Qua quá trình thẩm tra và khảo sát thực tiễn, UBPL cho rằng, phạm vi hoạt động của cơ quan Hải quan là khu vực đặc thù liên quan đến hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, XNK hàng hóa. Đối với các hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí, chất nổ, buôn lậu, gian lận thuế... nếu không quy định lực lượng hải quan có thẩm quyền tạm giữ người vi phạm thì các đối tượng sẽ nhanh chóng tẩu thoát qua biên giới hoặc lên máy bay, phương tiện vận tải khác để xuất cảnh, không đáp ứng yêu cầu kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, xử lý đúng người, đúng tội. Xuất phát từ thực tế đó, Điều 66 Luật Hải quan hiện hành đã quy định thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong việc tạm giữ người, phương tiện vận tải nếu có căn cứ cho rằng có hành vi cất giấu hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định tạm giữ người trong hai trường hợp là nhằm ngăn chặn ngay hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc gây thương tích cho người khác. Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự tuy đã quy định thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong việc khởi tố, điều tra đối với tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nhưng cũng không giao thẩm quyền tạm giữ người vi phạm cho công chức Hải quan. Bên cạnh đó, quy định hiện hành cũng không cho phép cơ quan Hải quan có thẩm quyền dừng phương tiện vận tải để kiểm tra, xác minh, làm rõ hành vi vi phạm, kể cả trong địa bàn hoạt động hải quan. Vì vậy, ngay trong địa bàn hoạt động hải quan thì lực lượng Hải quan cũng khó có thể ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm. Trong khi đó, pháp luật hiện hành vẫn giao cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Các quy định này chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của lực lượng hải quan. Trên thực tế, kể từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, cơ quan Hải quan, công chức hải quan gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vì không được áp dụng các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả.

Xuất phát từ thực tiễn khó khăn, phức tạp của việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cũng như tình hình gia tăng loại tội phạm này, đồng thời để bảo đảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, cần tiếp tục giao nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cho lực lượng hải quan, đồng thời bổ sung các thẩm quyền tương ứng với nhiệm vụ. Theo đó, trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thẩm có quyền dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm.

Thu Trang