当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả tỷ số cúp fa】Thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng mạnh

tham hut thuong mai voi trung quoc gia tang manh

Công chức Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Hải quan Lạng Sơn) kiểm tra mặt hàng vải NK. (Ảnh: L.BẰNG)

Nhập siêu từ Trung Quốc tăng tới 144 lần

Trong một chuyên đề nghiên cứu về mức độ phụ thuộc thương mại của Việt Nam vào Trung Quốc,âmhụtthươngmạivớiTrungQuốcgiatăngmạkết quả tỷ số cúp fa TS Nguyễn Đình Cung, TS Trần Toàn Thắng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Thống kê thương mại cho thấy khả năng gia tăng sự phụ thuộc thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là hiện hữu. Trung Quốc là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Năm 2002, NK từ Trung Quốc chiếm 8,9% tổng NK, đến năm 2011, tỷ lệ này đã là 23,3% và tăng lên 27% vào năm 2013. Trong khi đó, XK từ Việt Nam sang Trung Quốc hầu như không đổi, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim ngạch XK, mặc dù có sự gia tăng nhẹ sau 2010 và lên 13% vào năm 2013. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc, vì thế, gia tăng nhanh, tới 23 tỷ USD trong cùng năm.

“Quan trọng hơn, Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất cao trong một số sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam, ví dụ như cao su, rau quả. Tương tự như thế mức độ tập trung trong NK của Việt Nam từ Trung Quốc cũng rất lớn với một số mặt hàng như sản phẩm cơ khí, điện tử, nguyên liệu dệt may” – nhóm chuyên gia của CIEM đánh giá.

Theo các chuyên gia, với các sản phẩm nông nghiệp (cao su, cà phê, chè, gỗ, thủy hải sản, và ngũ cốc), Việt Nam có sự phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc và hầu như lớn nhất ở ASEAN. Hai sản phẩm có sự gia tăng lớn về sự phụ thuộc là nhóm ngũ cốc và điện tử đều có xu hướng gia tăng rất nhanh.

Ngoài ra, các chuyên gia CIEM đã chỉ ra: Việt Nam cũng phụ thuộc rất lớn vào NK từ Trung Quốc. Trong vòng 10 năm, phụ thuộc NK của Việt Nam với Trung Quốc tăng mạnh. Nếu như thời điểm năm 2004 chỉ số phụ thuộc của ASEAN cao hơn mức của Việt Nam khoảng 16%, thì đến năm 2014, chỉ số phụ thuộc của Việt Nam đã cao hơn ASEAN 21,7%.

Quan trọng hơn, sự phụ thuộc này lại có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt với một số nhóm hàng như nguyên liệu dệt may, thiết bị, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị cơ khí. Tuy nhiên, tùy mỗi mặt hàng, sự chủ động của Việt Nam trong điều chỉnh sự phụ thuộc có sự khác nhau.

Ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại và Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng cho rằng phụ thuộc vào XNK với Trung Quốc là một trong những hạn chế của hoạt động thương mại Việt Nam trong 30 năm qua. Theo ông Lê Quốc Phương, nhập siêu từ Trung Quốc với quy mô lớn không ngừng tăng qua các năm, với tốc độ rất nhanh, từ khoảng 200 triệu USD năm 2001, lên đến 28,9 tỷ USD vào năm 2014, tăng tới 144 lần.

Nguy cơ suy giảm kinh tế

Ông Lê Quốc Phương cho rằng: NK từ Trung Quốc đang trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất thông thường của các DN nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Chỉ 20% kim ngạch NK là hàng tiêu dùng. Điều này tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của DN bản địa. Có khả năng Việt Nam rơi vào hiệu ứng “giải công nghiệp hóa” sớm (giảm phát triển khu vực công nghiệp - PV) khi chỉ XK được sang Trung Quốc các hàng hóa dựa vào tài nguyên và NK hàng công nghiệp chế tạo thành phẩm. Về lâu dài, sẽ làm suy giảm năng suất của Việt Nam dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Ngoài ra, ông Lê Quốc Phương lo ngại Việt Nam NK chủ yếu là nguyên liệu thô để sản xuất. Điều này sẽ khiến cho hàng XK của Việt Nam không được nằm trong danh mục miễn thuế theo các hiệp định thương mại do vi phạm quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Tại Diễn đàn tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức hồi tháng 11, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thẳng thắn cho rằng: Vấn đề quan ngại nhất là lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Bởi trong điều kiện nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề rất lớn, không dễ dàng vượt qua, kinh tế Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong 5 – 10 năm tới. Lý do là nội tại kinh tế Việt Nam vẫn đang bộc lộ những yếu kém, lạc hậu, nội lực DN trong nước yếu. Tình hình đó đòi hỏi phải có thái độ nghiêm túc, và cần phải nhìn thẳng vào vấn đề của nền kinh tế để có những nỗ lực tháo gỡ nút thắt của nền kinh tế.

Về lý thuyết là vậy, song ông Trần Đình Thiên cũng cho rằng: Việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những biện pháp giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, dựa vào cấu trúc TPP để vươn lên. Song việc vươn lên sẽ không phải là dễ dàng và không thể thực hiện trong một sớm một chiều.

分享到: