(CMO) Anh Út nói, thời điểm này khách chỉ lai rai, nhưng tới cận Tết là chậu lớn, nhỏ đều bán hết. Chỉ còn gần 2 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, những thợ làm chậu kiểng như anh Út lại bận rộn mua thêm nguyên liệu, nắn khung, tạo hình để có hàng đáp ứng thị trường cuối năm. Vậy đó, nghề làm chậu kiểng khi vào “mùa” hầu như không gặp khó về đầu ra, người làm nghề “rủng rỉnh” thu nhập ăn Tết.
Gắn bó với nghề đắp chậu được 2 năm, khu vực làm chậu của anh Hồ Văn Út (ngụ ấp Mỹ Tân, xã Trần Thới, huyện Cái Nước) chỉ vỏn vẹn là phần đất nhỏ trước sân nhưng có đầy đủ đồ nghề, từ khung tạo hình, màu nước, sơn bóng... Các loại chậu anh làm sẵn với đủ kích thước, màu sắc, hoa văn cũng được bày trí gọn gàng để khách hàng dễ dàng chọn lựa.
Anh Hồ Văn Út cẩn thận sơn lại các chậu kiểng. "Đối với những chậu kích thước lớn phải có từ 2-3 người khiêng mới nổi. Bây giờ người mua chuộng các mẫu chậu có hoa văn nhiều lắm, còn loại chậu tròn sơn đỏ truyền thống ai đặt tôi mới làm", anh Út tỉ mỉ giới thiệu từng sản phẩm.
Từng học nghề điêu khắc nhiều năm tại Bạc Liêu, bên cạnh làm chậu kiểng, anh Út còn biết đắp tượng Phật, nhận điêu khắc các loại cột trụ rồng, phụng. Tuy là mặt hàng được sản xuất quanh năm, nhưng theo anh Út, những tháng cận Tết là thời điểm ăn nên làm ra và khách hàng cũng không ngần ngại chi vài triệu đồng để có cặp chậu đẹp trang trí cho không gian nhà dịp năm mới.
Mặc dù ngày nay việc làm chậu kiểng dễ dàng hơn rất nhiều vì có sự hỗ trợ của các loại khuôn đúc sẵn; tuy nhiên, để có được một cái chậu đẹp, chất lượng phải trải qua nhiều công đoạn, người thợ cần có sự khéo léo, cân, đo các loại nguyên liệu phù hợp với kích thước từng loại chậu. Vì chỉ tập trung làm mặt hàng chậu bonsai, nên các công đoạn sản xuất được anh Út chăm chút tỉ mỉ.
Anh Út cho biết: “Cái khó khi mình cho ra mẫu chậu đẹp nằm ở công thức trộn hồ, tuỳ mỗi chỗ có một bí quyết khác nhau nhưng phải làm sao để thành phẩm bền bỉ theo thời gian”. Nguyên liệu làm chậu gồm có xi-măng và cát mịn, đá mi. Sau khi đổ khuôn để ráo tự nhiên trong vòng 1 ngày, mặt ngoài chậu sẽ được quét dầu trơn, sơn màu, chụp keo. Tuỳ theo mỗi đơn đặt hàng có nhiều loại hoa văn, màu sắc khác nhau, nhưng về kiểu dáng được nhiều khách ưng ý vẫn là mẫu chậu hình lục giác, hoa văn đắp nổi kèm theo phần đôn rời. Giá thành mỗi chậu dao động từ vài trăm ngàn cho đến vài triệu đồng/cặp, hút hàng nhất là các loại chậu từ 6-9 tấc.
Ông bà ta thường nói: “Con chim quý thì ở lồng son”, sự phát triển của phong trào chơi hoa kiểng, đặc biệt là những loại bonsai có giá trị lớn, đòi hỏi những loại chậu đi kèm phải có chất lượng, mẫu mã “xứng lứa vừa đôi” mới tôn lên vẻ đẹp của các loại cây cảnh. Vì thế, nghề làm chậu kiểng cũng phải bắt kịp nhu cầu, thị hiếu khách hàng, quan trọng nhất vẫn là sự đổi mới, óc sáng tạo của người thợ. Trong tiết trời se lạnh, nhiều nhà vườn tất bật chăm chút cho các loại cây kiểng, khách hàng cũng bắt đầu tìm đến anh Út để đặt hàng.
“Sắp tới tôi sẽ nhập về thêm nước sơn, xi-măng, mở rộng cửa hàng chuẩn bị nguồn hàng cho Tết. Nghề này không lo ế cũng chẳng lo thất nghiệp, chỉ mong thị trường bonsai năm nay khởi sắc để mặt hàng chậu kiểng tiêu thụ tốt hơn", anh Út chia sẻ./.
Hữu Nghĩa
顶: 6踩: 9426
【nhận định trận liverpool tối nay】Nghề làm chậu kiểng vào “mùa”
人参与 | 时间:2025-01-10 20:15:51
相关文章
- Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- Bộ KH&CN chỉ định 17 tổ chức giám định máy móc dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng
- Sản xuất thông minh: Xu thế tất yếu cho sự phát triển của doanh nghiệp
- Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng PAC và amoniăc công nghiệp
- Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- Người giỏi kiếm tiền đều có 3 đặc điểm cực phẩm này
- VPBank nhận giải thưởng danh giá về quản trị rủi ro từ The Asian Banker
- Nước khoáng Thạch Bích: Áp dụng các công cụ cải tiến nâng cao năng suất
- Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- Hội hè lễ tết của người Việt sách hấp dẫn về văn hóa Việt
评论专区