您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【keo bog da】Ngăn chặn tách thửa biến tướng 正文

【keo bog da】Ngăn chặn tách thửa biến tướng

时间:2025-01-26 00:38:42 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Buổi tọa đàm “Ngăn chặn tách thửa biến tướng” do báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức được nhiều độ keo bog da

toa dam

Buổi tọa đàm “Ngăn chặn tách thửa biến tướng” do báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức được nhiều độc giả quan tâm. Ảnh Vũ Lê

Dự thảo tách thửa còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận

Từ năm 2016,ănchặntáchthửabiếntướkeo bog da UBND TP.Hồ Chí Minh đã giao Sở TN&MT soạn thảo văn bản để thay thế QĐ 33/2014. Mới đây Sở TN&MT đã có tờ trình và dự thảo gửi UBND TP. Hồ Chí Minh xem xét. Dự thảo lần này có nhiều điểm mới, trong đó một số nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo dự thảo mới, về việc tách thửa trong khu vực đất quy hoạch dân cư xây dựng mới: Quan điểm của Sở QH-KT và nhiều địa phương cho rằng quy hoạch dân cư xây dựng mới bản chất cũng là đất dân cư nên vẫn phải được tách thửa để đảm bảo quyền lợi của người dân. Một số địa phương như Nhà Bè, Hóc Môn thì có quan điểm ngược lại vì lo ngại sẽ hình thành những khu thiếu kết nối hạ tầng và Nhà nước cũng rất khó quản lý.

Ông Thái Bỉnh Nghĩa, Trưởng phòng TN&MT huyện Hóc Môn chia sẻ: “Để tránh được phân lô, tách thửa biến tướng thì có 3 vấn đề cần phải tập trung, đó là kiểm soát quy hoạch, kết nối hạ tầng (thoát nước, cây xanh, vỉa hè, đường sá) và thứ ba là kiểm soát tốt diện tích tối thiểu được tách thửa.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch quận Bình Tân kiến nghị, quy định về hạ tầng đối với các khu đất có hình thành đường giao thông cũng phải hết sức cụ thể để tránh trường hợp mỗi quận, huyện hiểu một cách. Theo ông Bình, QĐ 33 hiện nay chỉ nêu chung về đường, cấp thoát nước, điện nhưng không yêu cầu vỉa hè, cây xanh. Do đó, khi giải quyết cho tách thửa nơi thì yêu cầu phải có cây xanh, nơi thì không. “Cần có một quy định cụ thể về hạ tầng, chẳng hạn đường dài bao nhiêu mét tương ứng với vỉa hè rộng bao nhiêu, có cây xanh không…”.

Theo ông Tống Đức Tiến, Trưởng phòng Cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết, Luật Nhà ở hiện nay cũng đã cho phép đầu tư hạ tầng và phân lô theo quy hoạch để kinh doanh. Có nghĩa là cả người dân và doanh nghiệp đều có thể tham gia vào việc này. Vấn đề là phải quản lý hạ tầng như thế nào để đảm bảo đô thị phát triển bền vững. Về quản lý đô thị, có 3 lĩnh vực then chốt và không thể tách rời là quy hoạch, đất đai và xây dựng. Do đó, trong dự thảo mới (thay thế QĐ 33), Sở TN&MT cần phải gắn chung cả 3 lĩnh vực then chốt nói trên để đảm bảo được những khu nhà ở có chất lượng” - ông Tiến nói.

Ngoài ra, các quận/huyện cũng đề nghị Sở TN&MT cần làm rõ các nội dung liên quan đến quy định về quy định tách thửa đối với thửa đất có nhà và không có nhà; bổ sung quy định về tặng, cho, thừa kế khi giải quyết tách thửa đối với những trường hợp cha mẹ cho con, kể cả những mảnh đất liền kề nhà người dân muốn tách thửa để bán…

toa dam
Thời gian qua đất vùng ven như quận 9, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Tân được phân lô bán nền tràn lan. Ảnh Vũ Lê

Ngăn chặn tình trạng nhà ổ chuột trong đô thị

Quy định mới của việc tách thửa là để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân nhưng cũng đồng thời đảm bảo quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai tốt hơn. Đồng thời, quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa cùng với các điều kiện liên quan đến hạ tầng cũng nhằm tránh những trường hợp biến tướng, lợi dụng quyết định này để phân lô tách thửa tràn lan.

Thực trang đang diễn ra ở vùng ven của TP. Hồ Chí Minh cho thấy, hạ tầng nhiều dự án phân lô bán nền rất kém chất lượng, chủ đầu tư không quan tâm nhiều đến các công trình phúc lợi xã hội, hạ tầng giao thông và kỹ thuật… các công trình tiện ích xuống cấp trong thời gian ngắn. Hậu quả là người dân khi sống trong những dự án này phải chịu cảnh xập sệ, nhếc nhác,… về lâu về dài những nơi như vậy sẽ trở thành những khu nhà ổ chuột. Đây là ý kiến của bà Nguyễn Thị Thu Tâm, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh.

Ông Trương Công Nam, Phó Chánh thanh tra Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, kiến nghị: “Đối với các thửa đất hình thành đường giao thông thì ngay khi duyệt tổng mặt bằng, cơ quan có thẩm quyền phải duyệt đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn. Phải tổ chức nghiệm thu toàn diện đường, điện, cấp thoát nước một cách nghiêm túc, chặt chẽ rồi mới giải quyết cho tách thửa. Hiện nay, nhiều khu dân cư có đường mà không có vỉa hè, lộ giới đường thì rất nhỏ và không có bóng cây nào”.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân nhìn nhận: “Có một số trường hợp thực hiện theo QĐ 33 nhưng chủ đất chỉ quan tâm đến lợi nhuận, đầu tư hạ tầng kém dẫn đến việc hình thành những khu nhà ở kém chất lượng”.

Ông Nguyễn Xuân Đức, đại diện Sở TN&MT cho biết, TP cũng đã nhìn nhận về tình trạng này và năm 2016 đã giao các sở TN&MT, QH-KT và Xây dựng kiểm tra hạ tầng của các khu phân lô trên địa bàn TP. “Qua kiểm tra cũng có những trường hợp đầu nậu thu gom đất, tách thửa hình thành những khu dân cư không đảm bảo hạ tầng. Khả năng trong tương lai, một lần nữa TP sẽ phải cải tạo những khu dân cư lụp xụp này”.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTC về việc phân lô bán nền, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng: “Sắp tới TP ban hành quyết định mới thay thế Quyết định 33 sẽ giúp điều tiết phân khúc đất nền đi vào sự ổn định trở lại. Đồng thời, để minh bạch hóa thông tin thị trường, UBND TP. Hồ Chí Minh cần sớm hoàn thành phần mềm công bố thông tin quy hoạch chi tiết phân khu 1/2000 trên toàn bộ địa bàn, để người sử dụng điện thoại thông minh có thể truy cập được dễ dàng”, ông Châu nói.

Ông Châu nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh là TP có vị trí địa lý đắc địa không chỉ của Việt Nam mà có rất nhiều thuận lợi so với các thành phố khác trên thế. Vì vậy việc quy hoạch thành phố cần có điểm nhấn, thành phố thông minh, dân cư gom lại tập chung để hưởng tiện ích xã hội. Không để tình trạng quy hoạch dân cư như vết dầu loang của TP. New Daily của Ấn Độ, ông Châu chia sẻ thêm./.

Vũ Lê