Nhận Định Bóng Đá

【kết quả ý hôm nay】TS. Trần Du Lịch: Tận dụng thời cơ đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững

字号+ 作者:88Point 来源:Nhận Định Bóng Đá 2025-01-24 23:39:50 我要评论(0)

“Giai đoạn 2021 - 2030 có ý nghĩa quyết định đối với mục tiêu đưa Việt Nam kết quả ý hôm nay

“Giai đoạn 2021 - 2030 có ý nghĩa quyết định đối với mục tiêu đưa Việt Nam thành nước công nghiệp. Tôi hy vọng,ầnDuLịchTậndụngthờicơđưađấtnướcpháttriểnnhanhvàbềnvữkết quả ý hôm nay Đại hội XIII của Đảng sẽ tạo dấu ấn mới, tạo ra cải cách đồng bộ và mạnh mẽ về thể chế nhằm tận dụng thời cơ đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững”, TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tếcủa Thủ tướng trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư.

TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Còn nhiều dư địa để phát triển

Thưa ông, một trong những nội dung quan trọng sẽ được thảo luận tại Đại hội XIII là Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, ông suy nghĩ thế nào về mục tiêu này?

Sau gần 35 năm Đổi mới, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phi thị trường sang kinh tế thị trường, nước ta đã đạt được những thành quả khá toàn diện và đã rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với khu vực và thế giới.

Năm 2010 đánh dấu mốc phát triển quan trọng khi nước ta chuyển từ một nước thu nhập thấp sang nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, nhưng nếu xét về GDP tính theo đầu người thì vẫn còn khiêm tốn. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người mới đạt khoảng 3.000 USD, nên nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” là hiện hữu.

Như vậy, 10 - 15 năm tới là thời kỳ rất quan trọng, không chỉ để nước ta tiếp tục rút ngắn sự tụt hậu so với thế giới và khu vực, mà còn có ý nghĩa lớn hơn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, tăng tiềm lực kinh tế để giữ vững quốc phòng, an ninh, đồng thời tạo thế đứng cho Việt Nam trong quan hệ khu vực và quốc tế.

Để làm được như vậy, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, phải hành động với khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc, phải có sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, tạo sức lan tỏa đến nhân dân, tạo niềm tin lâu dài cho doanh nghiệpvà tương lai của các thế hệ để vượt qua chính mình.

Vậy theo ông, đâu là vấn đề quan trọng nhất trong bài toán phát triển ở giai đoạn này?

Trong bài toán phát triển, cần đặt mục tiêu tăng trưởng cao như một quyết tâm chính trị để tính bài toán ngược lại về nguồn lực và động lực. Kinh nghiệm của những quốc gia thành công về công nghiệp hóa trong nửa cuối thế kỷ XX đều dựa vào quyết tâm chính trị của cả dân tộc.

Thông thường, nếu GDP tăng bình quân 7,2%/năm, thì sau 10 năm, GDP tuyệt đối tăng gấp đôi. Năm 2020, GDP của Việt Nam đạt khoảng 300 tỷ USD, nếu đạt mức tăng trưởng bình quân như trên, thì đến năm 2030, GDP đạt con số tuyệt đối là 600 tỷ USD (ở đây chưa tính đến sự thay đổi tỷ giá VND và sức mua tương đương - PPP). Do đó, tôi cho rằng, giai đoạn 2021 - 2030, chúng ta cần đặt mục tiêu tăng GDP bình quân khoảng 7,5%/năm như một quyết tâm chính trị.

Trong kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, có thể đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 7 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 tăng bình quân 7,5 - 8%/năm. Chương trình trung hạn 2 năm 2021 - 2022 tập trung vào mục tiêu phục hồi tăng trưởng hậu Covid-19 và tạo điều kiện để doanh nghiệp tái cơ cấuthị trường, nên tăng trưởng GDP có thể dưới 7%, nhưng từ năm 2023, tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn, nếu chúng ta đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả về thể chế, đồng thời tận dụng được các FTA.

Vậy cần phát huy những lợi thế nào để kế hoạch 5 năm 2021-2025 có thể đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 7 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 tăng bình quân 7,5 - 8%/năm, như ông vừa đề cập?

Xét về tiềm năng, địa - kinh tế của quốc gia và thời cơ của thời đại có bước nhảy vọt về thành tựu khoa học - công nghệ, nếu biết tận dụng để khai thác có hiệu quả 4 trụ cột kinh tế sau đây, thì việc đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,5 - 8%/năm là điều không phải không khả thi.

Một là, khai thác hiệu quả nhất nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu thông qua đổi mới mô hình tổ chức sản xuất và ứng dụng công nghệ cao.

Hai là, khai thác lợi thế của kinh tế biển (bao gồm các khu kinh tế ven biển); lợi thế của quốc gia “mặt tiền biển”, phát triển các khu kinh tế ven biển và dịch vụ cảng - logistics. Kinh tế biển không chỉ tạo sức lan tỏa cho các ngành kinh tế khác phát triển, mà còn phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, gìn giữ chủ quyền biển đảo.

Ba là, phát triển ngành công nghiệp du lịch nhằm đưa Việt Nam thành điểm đến của du lịch toàn cầu.

Bốn là, phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa (đây là dư địa rất lớn khi nước ta đô thị hóa chưa đến 40%).

Những vấn đề như ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế kỹ thuật số hay đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp… chỉ là cách thức để phát triển nhanh 4 trụ cột trên.

Tôi muốn nhấn mạnh phát triển kinh tế bền vững theo tôn chỉ: tăng trưởng kinh tế nhanh, an toàn và chất lượng cả hệ thống kinh tế, chứ không riêng ngành nào hay lĩnh vực nào. Câu hỏi được đặt ra là, trong nền kinh tế hiện nay, những lĩnh vực nào có nhiều dư địa để phát triển? Dư địa không phải ở những ngành kinh tế cụ thể, mà chính là ở thể chế. Nền kinh tế Việt Nam còn quá nhiều dư địa để phát triển nếu tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, mà trước hết là tư duy Nhà nước làm thay thị trường và ở thái cực khác là bắt thị trường làm thay Nhà nước (lạm dụng hình thức xã hội hóa).

.

Mọi nỗ lực cải cách riêng lẻ không mang lại hiệu quả

Đúng 10 năm trước, ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XI, ông cũng từng nêu vấn đề đổi mới thể chế kinh tế tốn kém ít, hiệu quả cao. Vì sao cải cách thể chế vẫn khiến ông đặc biệt quan tâm?

Đúng, tôi đã từng nêu vấn đề cải cách thể chế từ Đại hội XI. Đến nay, tôi cho rằng, hoàn thiện và đồng bộ hóa thể chế kinh tế thị trường vẫn là động lực của động lực.

Nhiệm kỳ tới, theo tôi, cần ưu tiên giải quyết những trục trặc từ mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, không phải từ lý luận, mà cụ thể hóa trong từng đạo luật về quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực về chức năng quản lý của Nhà nước phù hợp với thuộc tính của cơ chế thị trường.

Khi đặt ra một nội dung quản lý, chúng ta cần đặt ra các câu hỏi: Quản lý để đạt mục đích gì? Đây là việc của Nhà nước hay của thị trường? Nhà nước không làm thay thị trường, nhưng cũng không thể bắt thị trường làm thay việc của Nhà nước. Đây đang là tồn tại lớn hiện nay.

Vấn đề đặt ra là, nếu thiếu tư duy hệ thống về quản lý nhà nước phù hợp với sự vận hành của thể chế kinh tế thị trường, thì mọi nỗ lực cải cách riêng lẻ sẽ không mang lại hiệu quả, mà tính mâu thuẫn và phức tạp ngày càng tăng thêm. Điển hình nhất là hàng chục đạo luật về kinh tế được Quốc hội ban hành tại nhiệm kỳ trước, thì trong nhiệm kỳ này phải sửa vì những mâu thuẫn, xung đột khi thực thi.

Ông có thể nói cụ thể hơn những quan điểm đổi mới, hoàn thiện thể chế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới của đất nước?

Việc hoàn thiện thể chế, theo tôi, cần dựa trên 5 nhóm quan điểm.

Thứ nhất, làm rõ và minh định chức năng Nhà nước, với tư cách là một trong 3 chủ thể của kinh tế thị trường (Nhà nước; người sản xuất và người tiêu dùng hay Nhà nước; doanh nghiệp và người dân). Nhà nước không làm thay thị trường và làm thay người dân trong quan hệ dân sự. Đây là cơ sở để xây dựng bộ máy công vụ và hành chính công quyền.

Thứ hai, xóa bỏ tư duy “cơ cấu kinh tế địa phương”; tách biệt hoạt động kinh tế với hành chính công quyền; hình thành các vùng kinh tế; xây dựng các chương trình phát triển quốc gia thay cho các loại chính sách ưu đãi tràn lan.

Thứ ba, xóa bỏ tư duy lồng ghép công vụ quốc gia và công vụ địa phương. Không có công vụ nhà nước chung chung. Đây là nền tảng xây dựng mô hình chính quyền địa phương; cụ thể hóa cơ chế phân cấp, phân quyền và ủy quyền giữa Trung ương và địa phương theo từng lĩnh vực quản lý nhà nước; kiểm soát lạm quyền; bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương và phát huy vai trò của các cơ quan dân cử địa phương.

Thứ tư, tách biệt ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương. Xóa bỏ cơ chế “ngân sách lồng ghép” gọi chung là ngân sách nhà nước như hiện nay. Đây là cơ sở để cải cách nền tài chínhquốc gia. Xóa cơ chế xin - cho về ngân sách.

Thứ năm, phát huy vai trò của các định chế phi lợi nhuận, thay cho quan điểm xã hội hóa về dịch vụ công như hiện nay. Dịch vụ công ích, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học - công nghệ, được Nhà nước cung cấp một phần gián tiếp qua các định chế phi lợi nhuận.

Trong bài toán phát triển, cần đặt mục tiêu tăng trưởng cao như một quyết tâm chính trị để tính bài toán ngược lại về nguồn lực và động lực.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải

    Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải

    2025-01-24 22:18

  • Soi kèo phạt góc Nữ Bồ Đào Nha vs Nữ Mỹ, 14h ngày 1/8

    Soi kèo phạt góc Nữ Bồ Đào Nha vs Nữ Mỹ, 14h ngày 1/8

    2025-01-24 21:47

  • Soi kèo phạt góc Inter Turku vs SJK, 21h ngày 22/7

    Soi kèo phạt góc Inter Turku vs SJK, 21h ngày 22/7

    2025-01-24 21:28

  • Soi kèo phạt góc nữ Việt Nam vs nữ Hà Lan, 14h ngày 1/8

    Soi kèo phạt góc nữ Việt Nam vs nữ Hà Lan, 14h ngày 1/8

    2025-01-24 21:28

网友点评