Để lo kế mưu sinh,kèo trực tiếp bóng đá hôm nay nhiều phụ huynh đi làm xa phải gửi con để ông bà, người thân ở quê nhà chăm sóc. Nhiều em nhỏ có tuổi thơ vắng đi tình yêu thương, sự chăm sóc của cha mẹ, điều này để lại những nỗi lo... Hà My sống cùng ông bà ngoại từ lúc 2 tuổi đến nay. Vì cuộc mưu sinh Bà Võ Thị Thắm, ở ấp 2A, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Tôi có 2 người con gái và cháu Hà My là con của đứa gái út. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ở quê không có việc làm nên mẹ nó phải lên Thành phố Hồ Chí Minh làm thuê, gửi Hà My để vợ chồng tôi chăm sóc từ khi nó mới 2 tuổi, bây giờ được 6 tuổi rồi. Hàng tháng, mẹ nó gửi về 500.000 đồng để phụ tôi lo cho Hà My. Ở thành phố nào phải lo tiền nhà trọ, ăn uống, đủ thứ hết, con gái tôi cũng túng thiếu, không có dư dả mà gửi được nhiều”. Gia đình bà Thắm là hộ nghèo ở địa phương, bản thân bà còn bị bệnh tiểu đường, do bệnh lâu ngày nên mắt của bà bị mờ nhìn không rõ. Không có ruộng đất, nghề nghiệp, mỗi ngày vợ chồng bà đi bắt ốc, hái rau đổi gạo nấu cơm. Để lo cho cháu, ngoài những công việc thường nhật, bà Thắm còn lo thêm việc ăn uống, tắm giặt cho Hà My. Những việc làm không tên cứ liên tục hết ngày này sang ngày khác. Bà Thắm chia sẻ: “Con cái nghèo, vợ chồng tôi cũng chẳng khá hơn nên không giúp đỡ được gì cho con, chỉ có thể giữ cháu cho con yên tâm đi làm. Nhiều đêm nhìn Hà My khóc vì nhớ mẹ, vợ chồng già ứa nước mắt cùng cháu”. Thấy có khách lạ, chốc chốc cháu lại hỏi “Phải bữa nay mẹ con về không ngoại?”. Bà Thắm liền an ủi: “Mẹ đi làm, ít ngày nữa mẹ về”. Còn vợ chồng bà Lưu Thị Thùy, ở phường V, thành phố Vị Thanh đã nuôi cháu nội - Nguyễn Ngọc Khả Hân (10 tuổi) 4 năm nay. Bà Thùy cho biết: “Từ nhỏ Khả Hân đã sống chung với vợ chồng tôi, khi cháu được 6 tuổi thì cha mẹ nó ly hôn. Rồi mẹ nó đi làm xa, cha nó ít lâu sau cũng đi làm xa để lo cuộc sống. Từ đó, một tay vợ chồng tôi chăm sóc cho Khả Hân. Lâu lâu cha mẹ nó cũng gửi tiền về để phụ với vợ chồng tôi lo quần áo, học hành cho Khả Hân”. Khả Hân rất chăm học, bài vở đều do cháu tự làm, bởi vợ chồng bà lớn tuổi nên không biết mà chỉ dẫn cho cháu. Không có cha mẹ nào sinh con ra lại muốn xa con như thế, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ở quê không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp nên họ buộc phải đi làm xa. Mưu sinh nơi xa xứ, nhiều cặp vợ chồng rất muốn đưa con theo nhưng sợ không lo nổi chi phí ăn ở, học hành. Vì thế, chỉ còn cách là để con ở quê cho ông bà, người thân chăm sóc, còn bản thân cố gắng làm lụng, để vài năm sau có được số vốn thì quay về quê lập nghiệp, lo cho con cái chu toàn hơn. Bà Thùy động viên cháu Khả Hân cố gắng học tập. Nhiều nỗi lo Đa phần những gia đình có cha mẹ đi làm xa, gửi con cho ông bà, người thân chăm sóc đều có hoàn cảnh khó khăn hoặc neo đơn. Đối với những đứa trẻ ở lại, nếu ở tuổi còn nhỏ việc cha mẹ không ở gần bên, thì các em dễ quấy khóc, rụt rè. Với trẻ đang độ tuổi đến trường dễ dẫn đến nhiều hệ lụy như học tập sa sút, ảnh hưởng đến việc phát triển tâm sinh lý. Khi mạng xã hội ngày càng phát triển, các em có thể đối mặt với nhiều vấn đề rủi ro, bị ảnh hưởng bởi lối sống tiêu cực nếu không có sự định hướng, quan tâm từ phía gia đình, cha mẹ. Ông Phạm Tương Lai, ở xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, cho biết: “Vợ chồng tôi nuôi thằng Mãi (cháu Phạm Trần Thanh Mãi) từ lúc nó mới 3 tuổi, năm nay nó 10 tuổi rồi, do cha nó đi làm thuê ở xa. Dù ông bà rất thương cháu nhưng chúng tôi đã lớn tuổi, không hiểu tâm lý con trẻ, nên khó chia sẻ với các cháu. Bây giờ chương trình sách mới, chúng tôi già rồi đâu có biết chỉ bài, chủ yếu do nó tự học. Chúng tôi chỉ biết khuyên cháu cố gắng học hành, để cha nó yên tâm đi làm”. Hiện chưa có số liệu thống kê chính xác người lao động Hậu Giang đi làm ăn xa ở các tỉnh, thành, nhưng số lượng không hề ít, có những ấp gần như hiếm hoi lực lượng lao động trẻ ở lại địa phương. Toàn tỉnh có khoảng 130.000 trẻ em, trong đó có trên 1.400 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và 20.240 trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, đa phần các gia đình có cha mẹ đi làm ăn xa trẻ em đều thuộc diện đặc biệt hoặc có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế của việc đi làm xa mang lại. Tuy nhiên, để giúp trẻ phát triển toàn diện, các bậc phụ huynh đi làm xa cần thường xuyên liên lạc, chuyện trò, nắm bắt tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của trẻ, để các con dù không được sống bên cạnh nhưng vẫn cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Từ đó hình thành nhân cách, tâm hồn trong sáng, giúp trẻ phát triển hoàn thiện thể chất, trí tuệ, trở thành công dân có ích cho xã hội… Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |